Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng từng như thế này, ngày nhỏ ao ước mình lớn thật nhanh, thời gian trôi thật nhanh để không còn bị cha mẹ quản lý, muốn được làm gì thì làm, thích ăn gì thì ăn. Thế nhưng khi lớn lên rồi mới nhận ra rằng thời gian như cát trong tay và chúng ta không thể nào giữ được. Nhìn lại mới thấy bản thân đã trải qua hơn nửa cuộc đời.
Những năm 30 tuổi, chúng ta vẫn làm việc chăm chỉ với hy vọng sẽ đạt được điều gì đó, có được cuộc sống như mình mong muốn hay thậm chí về già có thể sống bình yên, trồng rau nuôi cá. Thế nhưng càng trưởng thành, càng trải nghiệm nhiều mới thấu người nghèo không quan tâm 2 việc, người giàu không quan tâm 2 người:
Người nghèo không quan tâm 2 việc đó là việc của con cái và việc của người khác
Người xưa thường nói: “Con cháu sẽ có phúc riêng”, khi con cái lớn lên, cố gắng đừng can thiệp vào việc của chúng, điều này sẽ chỉ khiến chúng khó chịu, thậm chí dần xa lánh cha mẹ. Xã hội ngày càng hiện đại khiến cuộc sống cũng thay đổi nhanh chóng, tư tưởng của thế hệ cũ không thể theo kịp tốc độ của giới trẻ, đừng bao giờ sử dụng phương pháp giáo dục của thế hệ trước để giáo dục thế hệ sau. Bạn phải biết rằng mỗi thế hệ đều có cách sống, suy nghĩ và quan điểm riêng. Chúng ta chỉ cần giáo dục tốt con cái của họ, rồi để họ giáo dục con cái của mình.
“Một thế hệ không quan tâm đến việc của hai thế hệ”, vì vậy bạn nên hiểu rằng giúp đỡ lo cho cuộc sống của con cái là được nhưng giáo dục con cháu bằng quan điểm cũ của mình là không tốt.
Tôi có một người chị họ. Trong một buổi trò chuyện, chị dặn mẹ rằng sau này khi có con dâu và cháu nội cũng đừng yêu cầu con dâu phải dạy con theo cách mà mẹ từng dạy con mình. Bởi vì khoảng cách thế hệ sẽ khiến mẹ chồng và nàng dâu có khoảng cách thế hệ, sự khác biệt về suy nghĩ và quan điểm sống. Nếu không đạt được tiếng nói chung rất dễ xảy ra mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hòa khí trong nhà, hạnh phúc của con trai.
Điều không quan tâm thứ hai chính là việc của người khác. Càng lớn bạn sẽ càng hiểu bản thân mình đã phải để ý, xử lý quá nhiều chuyện. Vì thế không còn đủ sức lực, khả năng để quan tâm người khác thì không nên nhiều chuyện, ôm đồm, chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn.
Người giàu không quan tâm đến hai người đó là người vô ơn và kẻ ích kỷ
Tăng Quốc Phàm từng nói: “Có việc không nên làm thì không cần kiêu ngạo. Có người không nên thuyết phục thì không cần phải phí lời”. Biết ơn là một phẩm chất rất quý giá của con người. Dù là người thân, bạn bè hay người lạ giúp đỡ thì chúng ta cũng nên biết ơn và để người khác cảm thấy sự giúp đỡ đó là xứng đáng. Đôi khi, sau khi xem một số hành động dũng cảm trên ti vi, người ta không nói một lời cảm ơn, bạn sẽ cảm thấy rất tức giận.
Chính vì thế khi đã trưởng thành, bạn phải chấp nhận những thay đổi của thế giới, đối với những người vô ơn, cách hòa hợp tốt nhất là lờ họ đi, nếu không họ sẽ tự chuốc lấy rắc rối.
Còn đối với người ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình càng không nên để ý đến. Giữa con người với con người, không phải chuyện gì cũng cần có qua có lại. Có người vì lợi nhuận mà mất đi đạo đức. Tiếp xúc với họ cũng giống như lột da hổ, khi bạn có tiền họ sẽ làm mọi cách để được lợi từ bạn, khi bạn không có tiền thì họ sẽ làm bất cứ điều gì để được bạn chú ý nhưng khi bạn hết tiền họ sẵn sàng giẫm đạp lên bạn.
Lam Giang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm