1. Anh em hòa thuận
Như Zeng Guofan đã nói: “Nếu anh em hòa thuận, thì dù nhà nghèo nhỏ cũng thịnh; nếu anh em không hòa thuận thì dù nhà giàu cũng suy.” Vì vậy, muốn gia đình có phúc đức đủ đầy thì anh em phải hòa thuận. Nếu anh em trong nhà bất hòa, gia đình dẫu có giàu sang mấy cũng khó có thể phất lên. Không những thế, anh em bất hòa còn dẫn đến làm hại, tàn sát lẫn nhau, gây ra những vụ việc hết sức đau lòng.
Tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng và sâu nặng nhất trong cuộc đời. Có câu nói: “Anh em như thể tay chân”, anh em có hòa thuận thì mới gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Không những thế, anh em cũng là người ở bên chúng ta, chia ngọt sẻ bùi. Anh em có hòa thuận thì gia đình mới hạnh phúc, bình yên.
Như Zeng Guofan đã nói: “Nếu anh em hòa thuận, thì dù nhà nghèo nhỏ cũng thịnh; nếu anh em không hòa thuận thì dù nhà giàu cũng suy.” (Ảnh minh họa)
2. Nhà cửa ổn định
Ai cũng mong có một ngôi nhà để để an cư lạc nghiệp. Không nghi ngờ gì nữa, quê hương chính là bến đỗ ấm áp như vậy. Mỗi người thành công đều phải có một trái tim yên bình. Gia đình có nhà cửa ổn định thì con người ta mới yên tâm phấn đấu sự nghiệp.
Nếu ở nhà thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã thì không ai có tâm trạng vui vẻ để làm việc cả. Chính vì vậy, việc ổn định gia đình, nhà cửa, cuộc sống rất quan trọng. Nhà cửa có ổn định, gia đình có yên vui thì con cái mới có thể làm ăn.
Ai cũng mong có một ngôi nhà để để an cư lạc nghiệp. (Ảnh minh họa)
3. Người trong gia đình siêng năng và tiết kiệm
Siêng năng và tiết kiệm luôn là đức tính được đề cao ở Việt Nam. Siêng năng có thể chữa được bệnh lười biếng và tầm thường. Người siêng năng lao động mới có thể thành công. Hãy nhớ rằng trên đời này thứ gì cũng có quy luật, không thứ gì đến tự nhiên cả.
Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.
Ngoài ra, tiết kiệm cũng là cách để bạn giữa lại được những thành quả lao động của bản thân. Con người có thể kiếm ra nhiều tiền bạc, của cải nhưng nếu không biết tiết kiệm thì số tiền bạc, của cải ấy sẽ nhanh chóng ra đi.
Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập tới như hư xe, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc… Ngoài ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn và gói bảo hiểm tốt để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.
Tiết kiệm cũng chính là bí quyết tăng cường phúc khí trong gia đình. Mọi thành viên trong gia đình biết tiết kiệm thì kinh tế mới bền vững. Kinh tế có bền vững thì phúc đức trong gia đình mới ngày càng vượng lên.
Anh Chi/Theo Sohu