Thales – một triết gia người Hy Lạp, từng được hỏi rằng: “Điều khó khăn nhất của đời người là gì?”. Ông liền trả lời: “Tự biết đi”.
Câu trả lời ngắn gọn nghe qua thật đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Đi là bản năng của con người thế nhưng nhiều người thích không tự tập đi, có người lại thích dạy dỗ, vạch sẵn đường đi cho người khác rồi tự cho mình là đúng.
Nên nhớ rằng bản năng là thứ khó thay đổi và cũng là thứ dễ khiến người ta thất bại, hãy đọc và suy ngẫm những điều sau đây:
Đừng cười nhạo người khác
Ca dao có câu: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo”, tức là khi chúng ta thương nhau thì cái xấu sẽ trở nên tốt đẹp, khi ghét rồi thì điều tốt đẹp cũng biến thành xấu xa.
Thường con người thích áp đặt ý kiến của mình lên người khác và sử dụng các nguyên tắc của chính mình để kiểm soát họ. Đây là kết quả của hiệu ứng chiếu. Khi nhìn thấy một người khiếm khuyết điều gì đó, chúng ta lập tức cảm thấy “lạ quá, khác quá”.
Có hai người vô tình gặp nhau, một người ăn mặc sang trọng, vừa nhìn đã biết được sinh ra trong gia đình khá giả. Người con lại ăn mặc bình thường. Người nhà giàu cất tiếng hỏi: “Bạn sống ở đâu?”. Người này liền đáp: “Ở phía nam thành phố”. Tên nhà giàu cười mỉa mai: “Đó là nơi những kẻ nghèo hèn, man rợ ở”.
Thế nhưng người này không mảy may khó chịu mà bình tĩnh kể tên một số học giả nổi tiếng sống ở phía nam khiến anh nhà giàu vô cùng xấu hổ còn những người xung quanh phá lên cười.
Hoặc như câu chuyện trên xe buýt có một người đàn ông với gương mặt đầy sẹo nên bị một số chế nhạo. Sau đó người này thoải mái kể chuyện để cứu một đứa trẻ bị rơi xuống nước nên mới bị thương.
Tư Mã Ý từng nói: “Nhìn vào khuyết điểm của người ta, trên đời không có ai bằng bạn; nhìn vào ưu điểm của người ta, mọi thứ trên đời đều đáng học hỏi”.
Khi chế giễu những thiếu sót của người khác vô tình chúng ta cũng phơi bày khuyết điểm của chính mình. Đừng coi thường bất kỳ ai, càng đừng chỉ nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của người khác, những người đó có thể tốt hơn bạn rất nhiều chỉ là họ không nói ra mà thôi.
Đừng khoe khoang sự giàu có
Thứ dễ khiến người khác ghen tị nhất chính là sự giàu có. Ở một đám đông, người cao giọng hơn cả chắc chắn là người giàu có. Như câu nói: “Nếu bạn có mười đồng xu trong túi, quần áo của bạn sẽ rung chuyển”.
Hãy hiểu rõ rằng, việc khoe khoang của cải, tiền tài rất dễ gây thù chuốc oán. Người xưa vẫn có câu: “Người chết vì của cải, chim chết vì miếng ăn, đừng nhìn thấy của cải mà động lòng”.
Khoe khoang sự giàu có là hành vi ngu ngốc, dễ khơi dậy lòng đố kỵ, thù hằn của người khác. Tiền như “quân bài tẩy” vì thế đừng đưa nó ra khi chưa thật sự cần thiết. Trong Poker, “quân bài tẩy” đóng vai trò quan trọng, thường được sử dụng để giành chiến thắng cuối cùng. Nếu bạn có thể chiến thắng mà không cần dùng đến nó sẽ là chiến thắng vẻ vang. Còn khi rơi vào bước đường cùng mới dùng đến tiền.
Không chỉ trong mối quan hệ bạn bè, ngay cả tình thân cũng đừng đưa sự giàu có ra để nói, điều này dễ gây xung đột. Người thông minh coi tiền bạc là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống chứ không phải là thứ để khoe khoang, họ còn dựa vào sự khiêm tốn để kiếm được nhiều tiền hơn.
Không đổ lỗi
Trên đời này không có gì là tuyệt đối, đặc biệt là đúng sai. Chính vì thế không thể nói rằng mình đúng hoàn toàn và người ta sai hoàn toàn.
Với con người, những điều khiến ta khó chịu, bức bối thường được nhớ lâu hơn những điều khiến ta vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng điều tệ hại hơn cả là khi đó chúng ta có xu hướng đổ lỗi, cho rằng sự khó chịu do lỗi lầm của người khác chứ không phải chính mình. Bạn có biết rằng có hàng trăm lý do nếu muốn bắt lỗi một người và tất cả lý do đó đều bắt nguồn từ chính mình.
Thời Càn Long có một vị danh y nổi tiếng được ca tụng không ngớt. Có một người lính bị bệnh, toàn thân nổi đốm đỏ, sưng tấy đến nhờ vị danh y chữa giúp nhưng lại được kết luận rằng đây là bệnh nan y, vô phương cứu chữa.
May mắn thay người lính này gặp được một người thầy thuốc khác và kết luận: “Đây là bệnh do chất độc do vết muỗi đốt, chỉ cần uống 2 thang thuốc là khỏi”. Nhờ đó mà người lính đã khỏi bệnh.
Khi biết chuyện, vị danh y kia rất xấu hổ và tức giận và cho rằng mình bị người lính này kể xấu, qua mặt mà không hề nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình.
Đạo đức kinh viết: “Biết người là khôn, biết mình là khôn”. Nếu không kiềm chế cảm xúc, biết rõ chính mình thì dễ lạc lối, tự cho mình là hơn người chỉ thiệt thân.
Lam Giang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm