Chỉ cần chân thành là đủ
Với một mối quan hệ, điều quan trọng không phải bạn trả bao nhiêu mà là bạn chân thành như thế nào. Dù đó là tình bạn, tình yêu hay tình thân, mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần chân thành là đủ rồi.
Mọi thứ có thể có giá trị nhưng sự chân thành là vô giá. Người khéo ăn khéo nói thế nào đi nữa cũng không cảm động lòng người bằng chân tình. Chỉ bằng trái tim chân thành chúng ta mới lay động được lòng người.
Có câu: “Xảo ngôn lệnh sắc, tiên hĩ nhân”, có nghĩa là người chân thành là người sống thật với cảm xúc của mình và dễ dàng dùng tình cảm chinh phục đối phương. “Người tính không bằng trời tính”, người không chân thành thì dù có cơ trí, khôn ngoan, mưu tính cách mấy cũng khó có thể chiếm được cảm tình của đối phương.
Bạn có biết không, đôi khi sự chân thành lớn nhất của một người chính là sẵn sàng đặt mình vào vị trí của đối phương để xem xét. Điều này tưởng nhỏ nhặt nhưng mang đến sự thấu hiểu, đồng cảm và tin tưởng. Mỗi một câu chuyện, sự việc nên nhìn nhận khách quan, rõ ràng, đặt mình vào hoàn cảnh để có thể thấu hiểu nhân tình.
Tôi từng nghe câu chuyện rằng, vì tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ nên ông bố đã bỏ nhà ra đi, để lại một mình người vợ nuôi nấng 3 cô con gái. Khi những đứa trẻ lớn lên, đi đâu chúng cũng được nghe những lời khuyên rằng: “Tha thứ cho bố đi, dù sao mọi việc cũng đã xảy ra và không thể quay lại quá khứ. Cuối cùng thì tình phụ tử cũng chẳng thể phủ nhận”.
Họ nói những lời đạo lý như thế bởi bản thân không đặt vào vị trí của 3 đứa trẻ. Vốn dĩ họ không hề biết rằng những đứa trẻ đã trải qua những gì. Đó là những lần bị khinh thường, chê bai, trêu chọc vì không có bố. Đó là những ngày mưa bão, 4 mẹ con co ro ôm nhau nhìn nước dột chảy tong tong xuống nền nhà đất lạnh lẽo. Đó là những ngày dù mệt mỏi đến mấy mẹ cũng không thể ốm, không thể gục ngã vì còn phải kiếm cơm nuôi 3 đứa con. Thế mới nói, đối đãi với nhau quan trọng nhất là đặt vào vị trí, hoàn cảnh của đối phương để đồng cảm chứ không phải là đứng ngoài phán xét và đưa ra những lời khuyên xáo rỗng.
Cổ nhân có câu: “Vết thương do đao kiếm gây ra thì dễ lành, lời lẽ độc ác thì khó mà tiêu mất”. Quả thật chúng ta cần suy xét kỹ càng mối quan hệ, đối phương để đưa ra lời lẽ cho phù hợp.
Người xưa từng dạy rằng nói chuyện với người giàu có cần mạnh như thác đổ, phong cách tao nhã quý phái. Khi nói chuyện cùng người có trí tuệ, kiến thức cần dựa trên hiểu biết. Còn nói chuyện với nghèo hoặc địa vị thấp, cần tìm lời lẽ thích hợp, không coi thường cũng không thương hại, khiêm tốn, lịch sự để họ không bị tự ti.
Nếu nói chuyện với một người từng mắc sai lầm, bạn nên động viên, giúp họ có thêm tự tin để sống tố. Đó mới là lẽ đúng.
Quy tắc ứng xử giữa người với người
Một là không nên thể hiện bản thân tài giỏi, khôn ngoan hơn người khác.
Hai là để người khác làm chủ, bản thân mình nguyện làm phó mọi sự sẽ êm xuôi.
Ba là nếu sống mà xem thường người khác, tự kiêu tự đại không lo tu tâm dưỡng tính thì sau cùng thân bại danh liệt cũng chẳng thể trách ai.
Bốn là nếu thường xuyên tranh luận đúng sai với người khác khó mà giành được chiến thắng.
Năm là kính trọng người chính là kính trọng chính mình.
Lam Giang (Theo Sina)
Ảnh: Sưu tầm