Lão Tử có câu: “Nước cuối cùng sẽ trở về biển vì lòng tốt của nó và núi sẽ trở thành đỉnh mà không cần tranh giành độ cao”. Núi cao còn có núi cao hơn, cuối cùng chỉ khi biết mình là ai, tôn trọng quy luật của tự nhiên thì mới dễ dàng tiến xa hơn.
Hãy biết tôn trọng người khác
Trời đất có luật riêng, vạn vật có luật riêng, chính vì thế con người phải luôn ý thức kính trọng tạo vật, đừng tự cho mình là nhất là quên đi cách nhìn ra xung quanh.
Vào thời Đông Hán, Dương Chấn – người nổi tiếng có hiểu biết sâu rộng, sự thông thái cũng như tính tình ngay thẳng, lương thiện. Khi ông nhậm chức, một học giả người Kinh Châu tên Vương Mi đã mang rất nhiều vàng bạc đến biếu tặng. Dương Chấn thấy thế liền nói: “Ta biết rõ ngươi tại sao ngươi không biết gì về ta?”, đồng thời từ chối số tiền vàng này.
Thấy Dương Chấn không nhận quà tặng, Vương Mi liền nói: “Bây giờ đêm khuya thanh vắng như vậy sẽ không ai biết”.
Thế nhưng Dương Chấn không những không nhận còn tức giận nói: “Có trời biết, đất biết, ta biết, ngươi biết, tại sao dám nói không ai biết”. Nghe những điều này, Vương Mi lấy làm xấu hổ vội vàng cất số tiền vàng đi.
Cổ nhân có câu: “Sợ hãi là không dám làm điều mình muốn để đạt được đức hạnh; vô úy là làm theo dục vọng để dẫn đến tai họa”. Người cẩn trọng luôn tự rèn giũa đạo đức, không buông thả bản thân, thường tự kiểm điểm, điều chỉnh, kiềm chế lời nói và việc làm của mình.
Một người khi mất đi lòng tôn kính sẽ trở nên vô độ, sống không có nguyên tắc dẫn đến thất bại. Chỉ khi biết sợ, có ý thức về bản thân mới biết điều gì nên làm điều gì không nên làm. Hãy sống ngay thẳng, có chính kiến, không bị quấy rầy, xao lãng bởi vật chất, cám dỗ.
Biết khiêm nhường
Cổ nhân nói: “Trời điên sẽ có mưa, con người điên sẽ có tai họa”. Ở đời đừng quá tự mãn, kiêu ngạo chính là khởi đầu cho sự thất bại của con người.
Những người có trình độ, tu thân dưỡng tính sẽ biết cách đối xử khiêm nhường, bao dung với người khác. Tăng Quốc Phiên từng dạy: “Hầu hết những thất bại trong cuộc sống đều bắt nguồn từ hai từ: một là lười biếng và hai là kiêu ngạo”.
Tăng Quốc Phiên là một trong những vị đại thần nổi tiếng, có năng lực và luôn được nhiều người ngưỡng mộ. Khi mới làm quan, còn trẻ nên khí phách kiêu ngạo, bị ghen ghét nên rất khó thăng quan tiến chức.
Sau đó ông bắt đầu suy ngẫm về lời nói, hành vi của mình, tu dưỡng bản thân và đạo đức. Khi hòa đồng với mọi người, ông trở nên khiêm tốn, lịch sự, dễ gần nên được nhiều người tôn trọng.
Quả nhiên, nước sâu tĩnh lặng, người khiêm tốn, có tu dưỡng biết khiêm nhường cúi mình khi làm việc.
Vẫn có câu: “Nước thấp làm nên biển, kẻ thấp làm nên vua”, người trí tuệ thực sự biết nước chảy về chỗ thấp, chỉ cần khiêm tốn sẽ làm nên việc lớn.
Người ưu tú có người ưu tú hơn, núi cao còn có núi cao hơn, chi bằng cứ khiêm tốn để nhận được sự tôn trọng của người khác, cuộc sống thuận buồm xuôi gió.
Cuộc sống này vô thường, không phải lúc nào cũng suôn sẻ thuận theo ý mình, chỉ có thu phục lòng người bằng đức hạnh, sự tử tế, khiêm nhường mới thấy rõ nhược điểm của bản thân. Không ỷ vào tài năng mà kiêu ngạo, lùi lại phía sau không phải là lạc hậu mà từ đó nhìn thấy được đỉnh cao phía trước mà có ý chí, đường hướng đi lên.
Lam Giang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm