Đám cưới độc đáo này được tổ chức tại thành phố Tương Tây, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đoạn video ghi lại khoảnh khắc, cô dâu mặc trang phục truyền thống, cầm bó hoa, tươi cười đứng chờ trước cửa nhà của chú rể. Trong căn phòng bên trong, gia đình chú rể đang ôm con và khóc nức nở, không thể nào lòng nỡ gả con đi.
Cô dâu với nụ cười rạng rỡ đang chờ đợi chú rể xuất hiện. Cô dâu và chú rể đều thuộc người dân tộc Miêu Tương Tây. Họ có truyền thống văn hóa đặc biệt. Đó là việc đón rể và cả hai sẽ ở nhà cô dâu sau lễ cưới.
Người đại diện của phía gia đình của cô dâu đã đứng lên và phát biểu trước sự hiện diện của mọi người: “Cha mẹ của cô dâu là những người tốt bụng và tôi tin rằng chàng trai này khi đến nhà họ ở sẽ được đối xử rất tốt. Gia đình của chúng tôi hy vọng sẽ nhận được lời chúc phúc từ mọi người”.
Sau khi được chia sẻ, đoạn video đã nhanh chóng gây sự chú ý của dư luận. Phần lớn mọi người đều cho rằng, cho dù là việc đón dâu hay đón rể, trong mỗi gia đình chỉ có một bên là có niềm vui nhất, còn bên còn lại sẽ mang trong lòng những nỗi nhớ nhung đối với con cháu, bởi thời gian gặp gỡ và kết nối ngày càng trở nên hiếm hoi.
“Mới lạ thật, thường thì thấy chú rể đi đón dâu, người phụ nữ phải đi làm dâu. Giờ đây tôi mới biết rằng còn nơi nào đàn ông cũng phải đi làm rể và cách họ đón rể như thế này còn thú vị hơn”;
“Cô dâu tràn đầy hạnh phúc, không có gì tốt hơn là lấy chồng mà vẫn có thể ở bên cạnh bố mẹ”;
“Lần đầu tiên thấy một buổi lễ cưới mà nhà trai lại khóc như vậy”;
“Thật vui nhộn khi thấy nhà trai ôm chú rể khóc, dù sao thì khi nhìn chung thì nơi nào phải tiễn con đi thì nơi đó sẽ đau lòng hơn”;
“Điều này thực sự tốt, đàn ông cũng nên cảm nhận nỗi đau khổ của phụ nữ khi phải xa gia đình khi lấy chồng, còn việc con rể ở với bố mẹ vợ thì chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nàng dâu ở với bố mẹ chồng”…. là những bình luận của dân mạng.
Những tục lệ lạ trong đám cưới ở người Trung Quốc
Tục khóc cưới
Với người Thổ Gia, Trung Quốc, khóc cưới là một nghi thức truyền thống trong hôn lễ. Dù muốn hay không, cô dâu buộc phải khóc trước ngày lên xe hoa. Tiếng khóc thay lời tạm biệt cha mẹ, người thân và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của chính mình.
Chế độ đa phu
Ở Trung Quốc, chế độ mẫu hệ, đa phu vẫn tồn tại ở một số dân tộc áp dụng như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Môn Ba… ở Trung Quốc. Được biết, khi một người chồng muốn được gần gũi vợ, họ sẽ đặt một món đồ làm tin trước cửa, những ông chồng khác nhìn thấy sẽ tự giác tránh. Ngày nay, các ông chồng có nhiều cách để cùng san sẻ một người vợ, không phải đánh nhau.
Hơn nữa, do sống chung một thời gian dài, giữa họ đã có “thần giao cách cảm” đặc biệt, chỉ cần ám hiệu nhỏ, thậm chí một cái liếc mắt là đã có thể biết được “ai hôm nay muốn ở cùng vợ?” để sắp xếp hợp lý.
Khánh An(Tổng hợp)