Cuộc sống độc thân mang đến cho chúng ta sự tự do, loại bỏ những cảm xúc ghen tuông và mệt mỏi và giải phóng khỏi những đau thương sau khi chia tay – những sự thật này không cần phải bàn cãi.
Tuy nhiên, giống như mọi khía cạnh trong cuộc sống, cuộc sống độc thân cũng mang theo cả mặt tích cực và mặt khó khăn. Các chuyên gia tại nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu và đã đưa ra kết luận: Sống độc thân trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết: “Những tiếp xúc thân mật với người yêu làm gia tăng cảm giác hạnh phúc”
Tiến sĩ Natasha Bhuyan, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần đang làm việc tại Phoenix, Arizona, Mỹ có lời khẳng định: “Tiếp xúc với cơ thể như những nụ hôn, cái ôm,… thực sự kích hoạt các tín hiệu thần kinh trong não, ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, giảm căng thẳng và thậm chí, cải thiện chất lượng giấc ngủ.”
Tiến sĩ Lori Whatley, một nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của cuốn sách Connected and Engaged, cũng chia sẻ quan điểm tương tự: “Chúng ta sinh ra là con người và điều này giải thích tại sao không ai có thể phủ nhận khao khát về sự kết nối. Hầu hết mọi người đồng tình rằng kết nối tâm hồn là quan trọng. Tuy nhiên, từ quan điểm chuyên môn của tôi, việc kết nối về mặt tâm hồn và kết nối về mặt thể xác đều có sự quan trọng không kém nhau.”
Thiếu sự thân mật về mặt thể xác có thể khiến bạn khó ngủ và mắc các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm
Tiến sĩ Mitchell Hicks, Đại học Walden (Mỹ), có lời khẳng định: “Có tổng cộng 370/500 người trong độ tuổi 25 – 35 trong nghiên cứu và khảo sát tôi thực hiện trong 3 năm gần đây, gần như không có sự tiếp xúc thân mật về mặt cơ thể với người khác trong vòng 6 tháng liên tục. Con số này thậm chí còn có chiều hướng tăng dần theo các khảo sát sau này.
Điều này cho thấy có ngày càng nhiều người dần e ngại việc tạo kết nối với người khác và tham gia vào các mối quan hệ tình cảm. Tôi tin rằng sự thực này gắn liền mật thiết với tăng cường tỷ lệ mắc các bệnh tâm lý, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm, ở những người trẻ.”
Chia sẻ quan điểm này, bác sĩ Alexis Parcells, chuyên gia tâm lý ở Mỹ nói thêm: “Những người trải qua thiếu hụt sự thân mật thể xác thường thấp oxytocin trong não – loại hormone tạo nên cảm giác tích cực, đồng thời giới hạn cortisol – hormone gây ra cảm giác căng thẳng. Mức cortisol tăng cao có thể góp phần gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần như tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ và đặc biệt là lo âu hoặc trầm cảm.”
Anh Chi(Tổng hợp)