1. Nguyên nhân gây sẹo
Nguyên nhân sẹo hình thành có nhiều nguyên nhân nhưng đa số nguyên nhân chính là do da bị tổn thương. Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các mô tế bào đặc biệt để chữa lành vết thương. Lớp da được hồi phục đó được gọi là sẹo, có hình dáng và màu sắc khác với làn da bình thường của cơ thể, có thể phân biệt rõ bằng mắt thường.
2. Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo? Top 10 thực phẩm nên kiêng khi bị thương
Những vết sẹo để lại sau khi bị thương gây mất thẩm mĩ trên làn da. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế kiêng cữ ăn một số loại thực phẩm để tránh bị sẹo trong quá trình bị thương. Hãy cúng tham khảo qua bài viết sau đây:
2.1. Các loại thịt
Việc ăn thịt gà có thể làm cho vết thương trở nên ngứa và khó lành hơn, trong khi thịt bò có khả năng làm cho vết thương sậm màu hơn và sau khi lành có thể hình thành sẹo. Nếu bạn có thói quen ăn thịt cầy, hãy hạn chế trong khoảng thời gian này, vì thịt cầy chứa nhiều đạm và năng lượng có thể gây ra sẹo lồi sau khi vết thương lành. Mặc dù thịt xông khói không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành sẹo, nhưng nó có thể gây mất mát các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho tái tạo tế bào, làm cho vết thương mất thời gian để lành.
2.2. Hải sản
Trong quá trình lành vết thương, bạn nên tránh ăn hải sản để tránh tình trạng ngứa ngáy không thoải mái. Việc gãi vào vùng vết thương có thể gây tổn thương cho da mới, làm cho vết thương mất thời gian để lành và có thể dẫn đến sẹo lớn hơn. Để đảm bảo quá trình lành vết thương tốt nhất, hãy kiên nhẫn và kiềm chế để không tiếp xúc với hải sản trong thời gian này.
2.3. Trứng
Trong quá trình lành vết thương, việc tiếp tục tiêu thụ trứng có thể dẫn đến hình thành sẹo loang và tạo ra một vùng trắng xung quanh vết thương. Hiển nhiên, điều này sẽ làm cho vết thương mất đi sự thẩm mỹ. Vì vậy, hãy cân nhắc giới hạn việc ăn trứng trong thời gian này để đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra tốt nhất có thể.
2.4. Rau muống
Dù rau muống được ưa chuộng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt, tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị bạn nên tránh ăn nếu không muốn gặp phải vấn đề sẹo lồi. Thay thế rau muống bằng những loại rau khác sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bạn.
2.5. Bánh kẹo
Các loại bánh kẹo ngọt có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Do đó, nên ăn một lượng đồ ngọt vừa phải trong quá trình điều trị vết thương.
2.6. Đồ nếp
Hãy tránh xa những loại thực phẩm này nếu bạn không muốn gặp vấn đề sẹo lồi. Do đồ nếp mang tính nóng có thể gây mưng mủ và sưng tấy vùng vết thương.
2.7. Trà, cà phê
Các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê có thể làm mất nước và chất điện giải trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, đặc biệt là trong trường hợp vết thương do bỏng. Do đó, đây là 1 loại đồ uống cần hạn chế để tránh vết thương bị sẹo lồi.
3. Bị vết thương nên ăn gì để giảm bớt khả năng bị sẹo?
Trong thời kỳ đang bị vết thương và giai đoạn bắt đầu lên da non thì bạn nên ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi da nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm Vitamin C để giúp tăng cường quá trình tái tạo mô và collagen giúp đầy nhanh quá trình lành da và giảm để lại sẹo. Hãy ăn nhiều trái cây và rau củ như cam, cam quýt, cà chua dứa, súp lơ, rau cải, … và uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để nhanh hồi phục cơ thể nhé!
4. Cách xử lý vết thương mới để ngăn ngừa để lại sẹo
4.1. Giữ vết thương sạch sẽ giúp ngăn ngừa sẹo
Rửa và xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sẹo.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, da bị tổn thương do vết thương làm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Vết thương sẽ lành theo từng giai đoạn và cần giữ vết thương sạch sẽ trong quá trình lành này. Vì vậy, ngay sau khi bị xảy ra vết thương cần giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dùng dung dịch sát khuẩn trước khi vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng.
Bước 2: Sử dụng găng tay y tếd để hạn chết tiếp xúc với vết thương, sau đó rửa vết thương bằng dung dịch nước muối hoặc nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, mạnh vụn nếu có và dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng.
Lưu ý: Nhiều người thường mua oxy già, hoặc dùng các chất khử trùng khác như cồn để chăm sóc vết thương. Tuy nhiên sát trùng không đúng cách có thể làm cho vết sẹo trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì dùng Oxy già (hydrogen peroxide) không đúng cách có thể phá hủy vùng da đang lành, làm tăng thêm sẹo và các chất cồn khử trùng cũng có thể giết chết mô da, do đó không nên dùng để làm sạch vết thương.
Trường hợp vết thương sâu, chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng hoặc nóng thì nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được làm sạch vết thương đúng cách.
4.2. Khâu vết thương kịp thời đối với vết cắt sâu
Tùy thuộc và vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu vết thương bị những vết cắt sâu cần được đến cơ sở y tết hoặc bệnh viện để được khâu kịp thời, càng sớm càng tốt. Bởi vì, nếu để quá lâu thì có thể khiến vi trùng hoặc vi khuẩn tích tụ trong vết thương gây nhiễm trùng… hoặc dễ tạo ra vết sẹo xấu. Việc khâu vết thương lại có thể giúp đóng và nhanh lành viết thương hơn và làm giảm sự xuất hiện của sẹo. Nếu bạn không chắc chắn vết thương có cần khâu hay khâu, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.
4.3. Giữ ẩm cho vết thương
Nếu bạn bị thương nhẹ do đứt tay, sượt qua da hoặc trầy xước nhẹ thì không cần băng bó và có thể để vết thương tự lành trong điều kiện khô ráo. Tuy nhiên, những vết thương để khô trong không khí sẽ luôn tạo thành vảy, khiến vết thương khó tự liền hơn, vì trong những điều kiện khô ráo này, mô da mới sẽ khó hình thành.
Do đó, các nhà nghiên cứu y học khuyến cao nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính có thể sử dụng bôi vào vết thương để giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm việc đóng vảy để lại sẹo. Tuy nhiên, sử dụng kem dưỡng ẩm cũng cần đảm bảo tính sát khuẩn và băng lại. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho tới khi vết thương được chữa lành hoàn toàn khi vết thương mọc lớp da mới hoặc vết khâu được cắt chỉ.
4.4. Sử dụng băng vết thương
Băng vết thương cũng có lợi là tạo áp lực lên vết thương, giúp giảm và ngăn ngừa sẹo. Do đó, khi bị vết thương, bạn có thể băng vết thương giúp bảo vệ vết thương, giữ ẩm và ngăn không cho vết thương tiếp xúc với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, bạn cần nhớ thay băng, gạc thường xuyên. Một số loại băng giúp loại bỏ dịch tiết vết thương và mô chết khi thay.
4.5. Thoa kem chống nắng
Nếu bạn đang điều trị một vết thương gần đây và muốn giảm khả năng để lại sẹo, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên cẩn trọng hơn trong việc chống nắng.
Nên dùng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày và bôi lại sau mỗi hai giờ khi ở ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng và giữ cho khu vực tổn thương hoàn toàn không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.
4. 6. Sử dụng miếng dán sẹo silicone
Sử dụng ngay miếng dán sẹo silicon có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện các vết sẹo mới hình hành. Nên sử dụng miếng dán sẹo silicon lên vết thương sau khi vết thương đã lành.
4. 7. Không bóc lớp vảy trên vết thương
Vết thương cần có thời gian để chữa lành và bất kỳ vết sẹo nào để lại cũng cần thời gian để mờ đi. Do đó, bạn cần kiên nhẫn chờ lành da và không nên bóc lớp vảy trên vết thương. Bởi vì, khi lớp vay bị bóc ra sẽ làm cho da dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc để lại vết sẹo xấu.
5. Điều trị sẹo lồi hiệu quả
Theo thời gian, vết sẹo sẽ tự mờ đi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, những vết sẹo lồi sẽ khó hoặc không biến mất. Hiện nay đã có một số phương pháp điều trị sẹo như: laze, mài da, mặt nạ hóa học, tiêm collagen hoặc steroid, phẫu thuật, ghép da…Tùy vào loại sẹo, các bác sĩ có thể tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị sẹo phù hợp.
Hy vọng qua bài viết ở trên, Emdep đã chia sẻ ở trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị vết thương kiêng ăn gì để không bị sẹo?”. Chúc các bạn có thể tham khảo để giảm khả năng để lại sẹo trên da.