“Ước gì một ngày có 48 tiếng! 24 tiếng quá ngắn, thời gian trôi qua quá nhanh, không làm được chuyện gì”.
Đây có lẽ là khát khao, hay đúng hơn là lời than thở của nhiều người sau khi nhận ra một ngày đã kết thúc trong vô nghĩa. Thực ra, nếu không biết quản lý thời gian, dù một ngày có nhiều hơn 48 tiếng cũng không đủ. Dưới đây là 5 thói quen gây lãng phí thời gian và lấy đi hạnh phúc.
1. Lướt điện thoại mỗi sáng thức dậy và lên giường đi ngủ
Việc dùng điện thoại một cách vô thức đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người. Đôi khi, họ cầm điện thoại, nghĩ mình chỉ lướt vài phút, nào ngờ nửa tiếng, một tiếng trôi đi lúc nào không hay. Hơn nữa, nhìn vào điện thoại di động trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra sự kích thích cho não, khiến bạn không thể ngủ được, từ đó tiếp tục thức khuya, lãng phí thời gian và sức khỏe.
2. Nằm lì trong nhà, thức khuya xem phim
Thư giãn sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng là cần thiết. Tuy nhiên, đừng để việc này dẫn đến lãng phí thời gian và động lực. Nếu chỉ thích nằm ườn, sử dụng điện thoại và xem phim, đôi khi quá đam mê đến mức thức khuya để xem hết một bộ phim. Dù biết rõ việc này không tốt nhưng không thể kiềm chế được niềm vui ngắn hạn của mình.
3. Trì hoãn bằng những lần “chờ đợi”
“Đợi đến ngày mai sẽ học”, “Đợi quần áo thể thao về rồi mới tập”, “Chờ xem xong tập này sẽ đi ngủ”… Việc cho phép mình chờ đợi, trì hoãn quá nhiều lần khiến bạn chẳng thể hoàn thiện bất cứ việc gì.
4. Đầu tư mù quáng
Bạn thích mua các loại dụng cụ học tập, thích tài liệu học tập, đăng ký nhiều khóa học…nhưng không chăm chỉ học tập. Bạn mua nhiều món đồ mà chẳng bao giờ dùng đến. Thói quen này vừa thời gian, vừa khiến bạn lãng phí tiền bạc.
5. Luôn “đột nhiên nhớ ra một điều”
Đến tối, bạn mới sực nhớ ra có một việc chưa làm. Không những thế, bạn thích vứt đồ đạc lung tung, khi cần đến thì tìm không thấy đâu. Hãy cố gắng tập trung vào mọi việc, cố gắng thay đổi bản thân để cải thiện tình trạng trí nhớ kém này.
6. Liên tục thay đổi mục tiêu
Có sự tự tin vào bản thân và đam mê tạm thời, nhiều người sẽ đặt ra nhiều mục tiêu để đạt được. Tuy nhiên, khi thấy rằng quá trình không đơn giản như vậy và gặp nhiều trở ngại khác nhau, họ thường thay đổi mục tiêu liên tục. Kết quả cuối cùng, không một mục tiêu nào được đạt được và khiến họ cảm thấy không tự tin, mất phương hướng. Để giải quyết vấn đề này, bí quyết là tập trung vào một mục tiêu quan trọng nhất và tiến hành tuần tự một cách chắc chắn.
7. Dằn vặt quá khứ
Nhiều người luôn cảm thấy tiếc nuối vì những quyết định đã từng đưa ra, suy nghĩ rằng “nếu tôi đã làm điều đó thì tốt hơn rồi”. Việc quá mê mải với những kỷ niệm hoài niệm về quá khứ rực rỡ, bạn không thể nhìn về phía trước và lãng phí thời gian, cản trở sự tiến bộ.
Anh Chi