Thông thường, trong nhiều gia đình, vợ sẽ là “tay hòm chìa khóa” vì họ tháo vát, biết vun vén và chăm lo cho chồng con. Tuy nhiên, cũng không ít tổ ấm, người chồng đảm nhận nhiệm vụ quản lý tài chính. Không phải vì bủn xỉn, đây là 3 lý do khiến nam giới sau khi kết hôn không muốn đưa lương cho vợ.
1. Lo lắng vợ tiêu tiền bừa bãi
Sự tin tưởng là nền tảng của hôn nhân. Khi người chồng lo lắng về việc vợ tiêu tiền không kiểm soát và không tin tưởng cô ấy, anh ta sẽ kiên quyết không giao lương của mình. Sau khi kết hôn, phụ nữ thường có nhiều khoản chi tiêu nhưng chưa biết cách sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan. Họ có thể chi tiêu nhiều vào váy vóc, mỹ phẩm, giày dép,… Điều này thực sự trở thành nỗi ám ảnh của các ông chồng, khiến họ căng thẳng mỗi khi trở về nhà.
Người đàn ông thường là trụ cột kinh tế. Họ mong muốn có thu nhập tốt để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho gia đình. Đồng thời, anh ấy cũng mong muốn người vợ của mình thực sự là “tay hòm chìa khóa”, là hậu phương vững chắc giúp quản lý tài chính gia đình.
2. Muốn làm chủ gia đình và mong muốn kiểm soát
Cả nam và nữ đều có bản năng kiểm soát. Nhưng ham muốn kiểm soát của đàn ông tương đối mạnh. Họ càng bất an thì càng muốn kiểm soát tài chính và những người thân xung quanh.
Đây là lý do vì sao nhiều ông chồng không muốn giao lương cho vợ quản lý. Họ muốn làm chủ gia đình, kiểm soát tài chính, và vợ coi mình là trung tâm. Việc phải xin tiền vợ để mua một bao thuốc lá hay uống một tách cà phê khiến họ cảm thấy rất khó chịu.
Người phụ nữ hiền lành, biết vun vén, cư xử đúng mực sẽ khiến chồng tin tưởng và giao cho nhiệm vụ “tay hòm chìa khóa”. Tuy nhiên, khi cầm tiền lương của chồng, cô ấy cần quan tâm đến cảm xúc của chồng, không nên quá kiểm soát và chặt chẽ. Nếu người vợ đã làm tốt tất cả những điều trên mà vẫn không chiếm được lòng tin từ chồng, có thể là do người chồng quá coi trọng tiền bạc hoặc chưa đủ yêu thương vợ.
3. Không tìm ra tiếng nói chung trong quản lý chi tiêu
Sở dĩ đàn ông không muốn giao lương cho vợ có thể do không hòa hợp trong việc chi tiêu. Họ muốn độc lập tài chính để tránh những tranh cãi không cần thiết và giảm bớt sự ràng buộc về tài chính.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ, bạn sẽ thấy một cặp đôi không tìm ra tiếng nói chung trong quản lý chi tiêu rất dễ không đồng quan điểm trong nhiều vấn đề khác như quan điểm sống, tính cách, thói quen, cách nuôi dạy con cái,… Tóm lại, chỉ khi các cặp đôi biết suy nghĩ từ vị trí của nhau, bao dung và hiểu nhau, họ mới có thể hòa hợp hơn trong mọi chuyện.
Ngọc Huyền – Tổng hợp
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích
điểm MyPoint.
Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và
nhận tin
về đọc báo tích điểm sớm nhất