Hôn nhân luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với phụ nữ. Mặc dù hiện nay quan điểm “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng” đã trở nên tương đối linh hoạt, việc lựa chọn bạn đời phù hợp để chung sống trọn đời vẫn giữ nguyên tầm quan trọng đặc biệt. Phụ nữ trong xã hội hiện đại cần đưa ra yêu cầu cao khi chọn bạn đời để có hôn nhân hạnh phúc và bền vững.
Cuộc đời của Kang Ji Won (do Park Min Young thủ vai) trong bộ phim Hàn Quốc Cô đi mà lấy chồng tôi là một minh chứng sống cho sự quan trọng của việc lựa chọn đối tác hôn nhân. Trước khi trải qua quá trình tái sinh, Ji Won không hề đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn nào trong việc chọn lựa bạn đời. Vì thiếu thốn tình cảm, Ji Won chấp nhận tất cả mọi điều về Park Min Hwan (do Lee Yi Kyung thủ vai). Cô tin rằng điều này sẽ đem lại hạnh phúc, lo sợ rằng cô sẽ bị bỏ rơi.
Một biểu hiện cụ thể của việc chọn chồng không có tiêu chuẩn của Ji Won là màn cầu hôn kém sang của Min Hwan. Dù đây là sự kiện trọng đại nhưng Min Hwan lại sử dụng app bán đồ cũ để mua chiếc bánh cầu hôn rẻ mạt từ miếng bánh mì và chocolate, kèm theo một tờ giấy chứa lời cầu hôn viết sai chính tả.
Ji Won, mặc dù không thích nhưng vẫn đồng ý với màn cầu hôn thảm hại này vì cô không có bất cứ tiêu chuẩn nào với Min Hwan. Tuy nhiên, chỉ khi trải qua quá trình tái sinh, Ji Won mới dám thừa nhận: “Trước đây, tôi đã chấp nhận mọi thứ anh ta làm. Nhưng tôi ghét điều đó.”
Ở cuộc sống mới, tổng tài Yoo Ji Hyuk (do Na In Woo thủ vai) giúp Min Hwan cầu hôn Ji Won một cách tráng lệ hơn nhưng vẫn thấy thiếu tôn trọng khi Min Hwan mua một chiếc nhẫn kim cương giả. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao Ji Won nên có những yêu cầu cao hơn đối với Min Hwan trước khi tái sinh? Và tại sao phụ nữ khi chọn chồng phải đề ra tiêu chuẩn cao?
Trước hết, chọn nhầm chồng có thể dẫn đến cuộc sống đau khổ và bất hạnh, như cuộc đời trước đây của Ji Won. Sau khi kết hôn, cô phải làm việc vất vả để trả nợ và nuôi gia đình chồng. Nhưng cuộc sống của cô vẫn đầy bi kịch. Ji Won bị mẹ chồng chì chiết đến chồng ngoại tình và cuối cùng bị chồng xô ngã đến mất mạng. Điều này chỉ ra rằng, việc không đặt ra tiêu chuẩn cao cho bạn đời sẽ dẫn đến hậu quả đau lòng.
Thứ hai, tiêu chuẩn cao không có nghĩa là bạn không thể thỏa hiệp, là bạn không nên dễ dàng thỏa hiệp. Thỏa hiệp thường là một thách thức trong hôn nhân. Phụ nữ có thể buộc lòng và chấp nhận đối tác không phù hợp do áp lực xã hội hoặc gia đình, nhưng điều này thường dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc. Việc đặt ra tiêu chuẩn cao giúp phụ nữ giữ vững ranh giới và không làm tổn thương hạnh phúc cá nhân. Cặp đôi nên thẳng thắn trao đổi về nhu cầu, mong đợi của mình và cùng nhau tìm kiếm giải pháp chung, thay vì giữ lại những lo ngại không nói ra.
Thứ ba, tiêu chuẩn cao về tài chính giúp đảm bảo ổn định kinh tế gia đình. Vấn đề tiền bạc đặc biệt quan trọng trong hôn nhân, vì liên quan đến chất lượng cuộc sống và kế hoạch tương lai. Đặt ra tiêu chuẩn cao về tài chính với đối phương giúp phụ nữ tránh được xung đột do vấn đề tiền bạc. Đối tác phải chịu trách nhiệm kinh tế gia đình, không nên nghỉ việc một cách tự ý và phải cùng nhau xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý.
Khánh Chi(Tổng hợp)