Khi nam giới cưới robot làm vợ
Mới đây, tỷ phú Elon Musk khiến công chúng xôn xao khi cho ra mắt sản phẩm “robot vợ” (người máy làm vợ). Song trên thực tế, đây không phải là một khái niệm mới trong văn hóa đại chúng. Khái niệm hư cấu này đã xuất hiện trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng.
Thế nhưng, ngày nay khái niệm về người máy làm vợ không chỉ tồn tại trong phim ảnh. Vào năm 2009, một nhà khoa học người Canada đã tạo ra một fembot (robot nữ) tên Aiko. Aiko biết nói hai ngôn ngữ, nhớ được những người “cô ấy” từng gặp.
Năm 2017, kỹ sư người Trung Quốc Zheng Jiajia đã kết hôn với fembot Yingying.
Năm 2017, kỹ sư người Trung Quốc Zheng Jiajia đã kết hôn với fembot Yingying. Jiajia đã thất bại trong việc tìm một người vợ ngoài đời thực nên đã tạo ra con robot này.
Nhật Bản cũng đang nghiên cứu để tạo ra người máy giống người thật. Những con “robot vợ” được kỳ vọng sẽ giảm tải tình trạng nam giới độc thân ngày một gia tăng. Đối với những người đàn ông không thể tìm vợ, anh ấy có thể kết đôi với một robot. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có con robot nào có thể thay thế vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Đa phần robot đều bị hạn chế trong giao tiếp, cảm xúc …
“Robot vợ” sẽ củng cố tình trạng bất bình đẳng giới?
Sự xuất hiện và phổ biến của búp bê tình dục tại một số nơi làm dấy lên những lo ngại liên quan đến tương lai của “người vợ robot”. Nhiều nhà nghiên cứu và nhà hoạt động nữ quyền cho biết “robot vợ” có thể củng cố tình trạng bất bình đẳng giới, gia tăng bạo lực đối với phụ nữ.
Nhờ sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) và robot, ước mơ về một robot được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của nam giới đang trở thành hiện thực. Những người hoạt động xã hội cũng đang lo lắng về những tác động tiêu cực fembot có thể gây ra đối với quan hệ giữa con người.
Liệu trong tương lai, có thể xuất hiện những “người vợ robot” hay không? Vào năm 2017, Zheng Jiajia đã cưới robot Yingying làm vợ. Anh còn tổ chức một đám cưới trọng thể với robot này.
Trước đó, vào năm 2016, một phụ nữ Pháp cũng đã kết hôn với một robot nam tên là InMoovator. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Maastricht (Hà Lan) dự đoán rằng, đến năm 2050, bang Massachusetts, Mỹ, sẽ trở thành nơi đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân với robot.
Nhìn chung, khái niệm “người vợ robot” không còn là một điều xa vời trước những tiến bộ công nghệ trong thời điểm hiện tại. Tuy vậy, việc kết hôn với robot đặt ra những vấn đề về đạo đức và tác động tiềm ẩn với xã hội loài người.
Bích Anh