Vì sao củ gừng được ví “sáng là nhân sâm nhưng chiều là thạch tín”?
Gừng là loại củ gia vị nổi tiếng có thể dùng để:
– Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng.
– Tăng tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể nên được dùng kết hợp để điều trị bệnh nhiễm lạnh, cảm lạnh.
– Chống viêm, giảm đau.
– Giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt.
Thực tế cho thấy gừng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tốt, Việt Nam có một câu ngạn ngữ rằng “Ăn gừng buổi sáng bổ như sâm, buổi tối độc ngang thạch tín”. Người Trung Quốc cũng có câu “Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng”.
Lý do cho câu ngạn ngữ này được giải thích dựa trên thuyết cân bằng âm dương trong y học truyền thống Á Đông. Theo thuyết này, gừng có tính ấm nóng rất tốt vào buổi sáng.
Tuy nhiên, vào buổi chiều tối, cơ thể cần tính âm nhiều hơn để thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Việc sử dụng gừng vào thời điểm này có thể ngăn cơ thể thư giãn và phục hồi cơ thể, đặc biệt là tim và phổi.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng những người có cơ thể trạng nhiệt cao, dễ ra mồ hôi, tay chân nóng, người bị đau họng, táo bón… không nên sử dụng gừng.
Trà gừng mật ong
Nguyên liệu món trà gừng mật ong:
Gừng: 1 củ nhỏ
Trà túi lọc: 1 – 2 gói
Mật ong: 3 thìa cà phê
Nước lọc: 200ml
Cách pha trà gừng mật ong:
Bước 1: Chuẩn bị gừng
• Gừng cạo sạch vỏ và rửa sạch sau đó thái lát mỏng.
• Đổ nước lọc vào nồi và thêm gừng vào. Đun sôi để gừng ra hết các dưỡng chất.
Bước 2: Nấu trà gừng
• Sau khi gừng đã đun sôi trong 10 phút, thêm trà túi lọc vào đun chung. Đun trà và gừng thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp
Bước 3: Pha chế trà gừng mật ong
• Đổ phần trà gừng vào cốc, sau đó tùy khẩu vị của bạn mà cho thêm mật ong vào.
• Cuối cùng, trang trí bằng vài lát gừng tươi và thưởng thức.
Đây là cách làm trà gừng mật ong đơn giản và ngon miệng. Bạn có thể tùy chỉnh lượng mật ong theo sở thích cá nhân nhé!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm