Trong nhiều trường hợp, im lặng không có nghĩa là yếu đuối và kém cỏi mà là sự kiên trì và điềm tĩnh cũng như nhẫn nại. Sức mạnh thực sự của một người bắt đầu từ sự im lặng.
Người khôn ngoan không phàn nàn
Lỗ Tấn nói: “Thường thì mọi người bắt đầu phàn nàn, mọi thứ sẽ xấu đi theo chiều hướng phàn nàn của anh ta mà thôi.” Có một con khỉ con bị cành cây cào vào bụng. Máu của nó chảy liên tục và đau đớn không dứt. Nên mỗi lần con khỉ nhìn thấy cành cây cao, nó lại mở vết thương ra và nói: “Nhìn vết thương của tôi này, đau thật.”
Vì vậy, những con khỉ khác đã an ủi nó và nói cho nó biết cách chữa lành. Tuy nhiên, cuối cùng con khỉ nhỏ đã chết. Hóa ra nó không xử lý vết thương, cứ luôn miệng kêu ca khiến vết thương bị nhiễm trùng, thối rữa. Kể cho mọi người nghe về nỗi bất hạnh của bạn không những chẳng giúp được gì mà còn khiến nỗi đau của bạn trầm trọng hơn.
Kêu ca, phàn nàn thực ra không giúp ích nhiều cho bạn. Phàn nàn giống như đổ nước vào giày của bạn và điều này sẽ ngày càng khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Thay vì phàn nàn, tốt hơn hết, bạn cần tự nhìn lại bản thân. Thay vì phàn nàn về bóng tốt, tốt hơn hết bạn nên tiến về phía trước có ánh sáng.
Người tốt không tranh cãi
Trong bộ phim truyền hình ăn khách “Everything About Doctor Tang”, có một phân đoạn rất ấn tượng. Một cậu bé 17 tuổi cần mổ tim do “vỡ động mạch chủ”, sau ca mổ biến chứng hoại tử chân phải, bác sĩ Tang ngay lập tức nói với cha của đứa trẻ rằng tình hình rất khẩn cấp và đứa trẻ cần được cắt cụt chân ngay lập tức.
Tuy nhiên, người cha của đứa trẻ không nghe lời, anh ta không muốn con mình bị mất chân. Người cha rất giận dữ, trách móc bệnh viện đã dùng nhầm thuốc để hại con trai mình.
Các bác sĩ khác lập luận: “Nếu không cắt cụt tay chân thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Mọi người làm vậy không phải để hại cháu mà là để cứu cháu!”
Hai bên lời qua tiếng lại, nảy sinh bực tức mà đánh lộn lẫn nhau. Các bác sĩ lên quan bị đình chỉ công việc. Cuối cùng, tình trạng của cậu bé chẳng có gì tiến triển. Để cứu sống cậu bé, các bác sĩ đành phải cắt cụt 2 chân. Cuộc sống không hề dễ dàng, con người có những mong muốn khác nhau. Và vị trí của họ cũng khác nhau. Đừng cố đi guốc trong bụng người khác và cũng đừng ép buộc người khác hiểu lòng mình. Đạo Đức Kinh có câu: “Người giỏi thì không cãi, người hay cãi thì không giỏi”.
Người nhân từ không phán xét
Tại một ngôi làng thành thị ở Quế Lâm, Quảng Tây, có một “người kỳ dị”. Anh ta kiếm sống bằng nghề thổi sáo và biểu diễn nghệ thuật. Bề ngoài, anh ta thường lầm lì, ít nói.
Người “kỳ quặc” này tên là Zhu Mengxun. Anh ấy đã ngoài 60 tuổi nhưng anh ấy mặc sườn xám và váy khác nhau mỗi ngày. Anh kiếm tiền bằng cách biểu diễn trên đường phố Quế Lâm.
Nhiều người không hiểu sự tình thường cho anh ta là biến thái và bình luận bằng những lời khiếm nhã. Kỳ thực, anh Zhu Mengxun đang phải chăm một người mẹ già 91 tuổi. Vì bà cụ ngày đêm thương nhớ con gái đã khuất nên anh Zhu Mengxun đành cải trang thành phụ nữ để làm vui lòng mẹ già.
Một số người chỉ muốn tin những gì họ muốn tin và rất khó để đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu bạn không biết toàn bộ bức tranh, bạn không cần phải đưa ra phán xét. Đây là sự tôn trọng con người và đó cũng là lòng tốt của bạn đối với người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống luôn có một số người luôn chỉ trỏ người khác và đưa ra những lời nhận xét khiếm nhã dựa trên phần nổi của tảng băng mà họ đã nhìn thấy.
Như mọi người đều biết, cách tiếp cận này chỉ làm tổn hại đến sự tu dưỡng của bản thân mỗi người. Người nhân từ sẽ không phán xét người khác mà chỉ im lặng và cố tìm hiểu người ta mà thôi.
Khánh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích
điểm MyPoint.
Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và
nhận tin
về đọc báo tích điểm sớm nhất