Vương Dương Minh – một hiền nhân, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc từng nói: “Thứ có thể sở hữu mới thật sự là của mình, thứ không thể có cũng không nên giữ chấp niệm trong lòng”.
Điều này nghe qua thì đơn giản nhưng mang ẩn ý vô cùng to lớn.
Đôi khi chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những gì người khác có, kể cả ưu điểm, nhược điểm của họ nhưng lại không thể nhìn thấy chính mình. Vì thế ta vắt kiệt sức lực, tâm trí để theo đuổi những thứ hào nhoáng bên ngoài để rồi càng ngày càng không thể nắm bắt được. Từ đó sinh ra u sầu, tiêu cực, nhìn đâu cũng thấy thất bại, chán nản.
Chỉ còn cách học nhìn nhận bản thân mới có được một cuộc sống viên mãn.
Hãy xem mình cần gì chứ không phải muốn gì
Vẫn có câu “con người lòng tham vô đáy” quả thật không sai. Không ít người khi đã có một lại muốn hai, sống trong một căn nhà lại thích được ở biệt thự nhà to. Đi xe này lại muốn có xe to hơn, đẹp hơn.
Có lẽ chính bản thân họ cũng không biết nhu cầu thật sự của mình là gì, bản thân mình cần gì. Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã tạo ra tháp nhu cầu vì ông hiểu rằng chỉ khi những nhu cầu ở mức độ cơ bản được đáp ứng thì các mức độ cao hơn mới có sức hấp dẫn và ảnh hưởng đến con nguòi.
Nhiều người thường lầm tưởng nhu cầu của người khác là nhu cầu của bản thân mình. Họ không thật sự biết bản thân mình cần gì thì sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn, càng cố gắng càng thấy mệt mỏi, bất lực. Hubbert đã từng nói: “Đối với một con tàu đang ra khơi một cách mù quáng, tất cả các cơn gió đều là những cơn gió ngược”. Chính vì thế việc biết mình muốn gì giống như nhìn thấy tia sáng ở cuối con đường, nó sẽ giúp bạn không đi lệch hướng.
Ai cũng có giá trị riêng
Mỗi sinh mệnh đến với thế giới này đều có giá trị riêng của nó.
Cây có giá trị của cây, hoa có giá của hoa. Chúng ta sinh ra đều có ích và điều cần làm là nhìn ra giá trị của bản thân.
Theo mô hình năng lực tảng băng trôi của David McClelland, phần nổi chính là kiến thức, kỹ năng chúng ta học hỏi được. Phần chìm mới là điều quan trọng vì đó là khả năng, giá trị của mỗi cá nhân riêng biệt.
Khi nào bạn biết được giá trị của chính mình mới có kế hoạch đúng đắn để gặt hái được thành công. Đúng như câu nói: “Mọi người sẽ chỉ trả tiền cho những gì họ nghĩ bạn xứng đáng”. Thước đo giá trị luôn nằm trong tay bạn và chỉ bạn mới biết rõ nhất giá trị của chính mình.
Hãy luôn hạnh phúc với những gì mình có
Nhà văn Dostoevsky nói: “Một người đàn ông bất hạnh vì anh ta không biết rằng mình hạnh phúc, thế thôi”.
Sai lầm con người thường mắc phải là “không biết phúc trong họa”, luôn than thở tại sao mình không may mắn, thành công bằng người khác.
Thật ra chúng ta không cần tìm kiếm hạnh phúc bởi nó sẽ luôn hiện hữu xung quanh mình, không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận. Hạnh phúc không phải là một trạng thái mà là một khả năng. Người hạnh phúc là người biết cách hài lòng, không so sánh thiệt hơn.
Hay như Bian Zhilin có câu: “Bạn đứng trên cầu nhìn phong cảnh và những người xem phong cảnh bên dưới nhìn bạn trên lầu”. Đừng chỉ biết ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác để rồi mải mê chạy đi kiếm tìm nó bởi mỗi người có giá trị riêng và hạnh phúc riêng!
Lam Giang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm