Người xưa rất tin vào số mệnh, họ thường nói: “Sống chết có số, phú quý do trời”. Những gì xảy ra chắc chắn nằm trong số mệnh, trước sau gì cũng sẽ xảy ra còn nếu điều gì không được định sẵn thì đừng cưỡng cầu, cố gắng thay đổi chúng, vậy nên khi thất bại cũng không cần tự trách mình quá nhiều.
Thế nhưng đây vốn dĩ là một câu nói trong cuốn Luận ngữ của Khổng Tử. Trong toàn bộ cuốn sách, Khổng Tử dạy con người nên nhẹ nhàng, khiêm tốn, chính vì thế muốn hiểu được rõ câu nói trên, chắc chắn chúng ta phải xem xét lại bối cảnh cụ thể.
Theo Khổng Tử, nhiều chuyện đều được số phận định trước nhưng cũng không thể buông xuôi, cần chiến đấu, cố gắng hết sức mình.
Câu nói được trích ra từ câu chuyện anh em bốn bể là nhà, Tư Mã Ngưu liền nói: “Ai cũng có anh em, tôi chết một mình”.
Nghe thấy thế, người bạn liền đáp: “Đã từng nghe nói sống chết tại số, phú quý ở trên trời. “Kỳ thực bốn biển đều là anh em, quân tử sướng khổ nếu có huynh đệ cùng kề vai sát cánh”.
Vì thế, ý của câu nói “Sống chế tại số, phú quý tại trời” có nghĩa là con người phải chủ động, sống chết không có gì phải sợ hãi, lo lắng. Con người không phải ai cũng đủ dũng khí để đối mặt với sự sống, cái chết, vậy nên những lúc gặp khó khăn hay ra sa trường, bạn bè, huynh đệ động viên hỗ trợ là điều rất quan trọng.
Hơn nữa, ”phú quí tại thiên”, chữ thiên ở đây có nghĩa là thiên lý, công đạo, chính nghĩa chứ không phải nghĩa là “ông trời” nhưng chúng ta vẫn hiểu.
Còn “sinh tử hữu mệnh” có nghĩa là chính cách sống của chúng ta sẽ quyết định vận mệnh của chúng ta, quyết định tới sinh tử của mình.
Trên thực tế, không chỉ ngày xưa mà cả trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người cho rằng ai cũng có số phận định sẵn, giàu nghèo là do ý trời. Nhìn đông nhìn tây, thấy người ta làm giàu thì dễ, bản thân mình cầu đủ ăn đã khó lại càng chán nản, buông xuôi.
Trong mắt con người ngày nay, cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Chúng ta thấy bản thân mình đã rất cố gắng nhưng lại chẳng được ghi nhận. Có rất nhiều việc như quyền lực, giàu sang, nghèo khổ,… giữa người với người không thể công bằng. Chưa kể con người sinh ra khỏe yếu khác nhau, có người lành lặn, có người bệnh tật, có người xinh đẹp, có người khiếm khuyết,… yêu cầu được công bằng là điều không thể. Từ đó người ta thường buông xuôi, oán trách số phận, trách đời, trách người, trách chính mình và than thở: “Sống chết tại số, phú quý tại trời”.
Khi gặp chuyện không giải quyết được thì họ sẽ trốn tránh, không dám đối mặt, không muốn thay đổi mà để những suy nghĩ tiêu cực dìm chính mình xuống. Điều này vốn dĩ chỉ là để ngụy biện cho sự kém cỏi, thiếu năng lực, thiếu nỗ lực, thiếu kiên trì của bản thân mà thôi.
Con người ai chẳng muốn giàu có, phú quý, có danh tiếng để được trọng vọng. Thế nhưng chẳng mấy người biết đủ, có một lại muốn nhiều hơn nữa, cái tâm quá tham lam, che mờ đi nên chẳng biết rằng được phần trước mất phần sau. Giống như cát ven sông bên lở bên bồi, đâu thể trọn vẹn được cả hai.
Là con người, sống cần có công có đức thì mới được hưởng phúc lộc, đừng vì lòng tham trước mắt làm việc trái với lương tâm thì ắt bị quả báo. Đời người dù giàu hay nghèo, chỉ cần không quá mưu cầu thì bạn sẽ nhận được hạnh phúc.
Lam Giang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm