Sống trong cuộc đời, không ai tránh khỏi những thử thách. Tuy nhiên, khi đứng trước những khó khăn, mỗi người có lựa chọn riêng: đối diện để tìm cơ hội vượt qua hoặc để những chông gai đánh gục và suy sụp tinh thần. Quyết định này sẽ xác định trang tiếp theo của cuộc đời, liệu nó sẽ tươi sáng hay u tối.
Ví dụ rõ nét về khả năng đương đầu với khó khăn là người Do Thái, dân tộc đã phải đối mặt với nhiều thử thách. Dù vậy, họ vẫn được thế giới tôn vinh vì thông minh và tài giỏi. Với chỉ 0,2% dân số thế giới, họ kiểm soát đến 70% của cải trị giá trên thế giới, giành được 50% giải Nobel Kinh tế và 30% giải Oscar.
Đương đầu với khó khăn không phải là điều ngẫu nhiên. Đó là kết quả của cách họ đầu tư vào 3 lĩnh vực quan trọng khi gặp khó khăn nhất: tinh thần, tài chính và mối quan hệ. Bằng cách đối diện và vượt qua khó khăn, người Do Thái đã chứng minh sức mạnh và sự kiên định trong cuộc sống.
1. Đầu tư vào kiến thức
Trẻ em Do Thái thường được hỏi một câu khi còn nhỏ: “Nếu một ngày kia nhà bị cháy, con có thể đem theo thứ gì?” Mỗi bé trả lời khác nhau, có người nói sẽ mang theo tiền, có người sẽ lấy đồ quý giá như kim cương.
Tuy nhiên, phụ huynh Do Thái thường sẽ gợi ý và hỏi tiếp: “Nếu thứ này không có hình thù, không màu sắc, không mùi vị thì sao?” Nhằm khơi gợi sự suy nghĩ cho trẻ để con nhận ra điều quan trọng hơn cả là bảo vệ bản thân và giữ vững kiến thức. Phụ huynh sẽ tiết lộ rằng “kiến thức” chính là thứ đáng giá nhất. Vì nó có thể tồn tại cùng con dù có bất kỳ biến cố nào xảy ra. Kiến thức sẽ luôn ở bên con và không ai có thể lấy đi nó.
Nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger nhấn mạnh về tầm quan trọng của học tập suốt đời. Ông chứng minh điều này từ khi còn đi học cho đến khi trở thành luật sư và sau đó là nhà đầu tư. Munger không ngừng học hỏi, đọc sách báo và sử dụng kiến thức dồi dào để đạt đến thành công.
Thậm chí Munger ngưỡng mộ Warren Buffett, ông chủ Hathaway Berkshire, bởi khả năng học tập của ông như một cỗ máy. Nếu không làm việc, Buffett dành phần lớn thời gian để ngồi một chỗ và đọc sách. Đây là cách ông tiếp tục cập nhật kiến thức và duy trì sự sắc bén trong đầu óc.
2. Đầu tư cho sức khỏe
Nhà triết học Platon từng nói: “Cuộc sống có 3 loại tài sản lớn: Thứ ba là giàu có, thứ hai là cái đẹp và đầu tiên phải là sức khỏe.” Sức khỏe luôn đứng ở vị trí số một trong cuộc sống. Vì chỉ khi có sức khỏe tốt, chúng ta mới có cơ hội tận hưởng những điều tốt đẹp.
Một bài báo trên tạp chí Neuroscience đã chỉ ra, những người thiếu ngủ có xu hướng tiết kiệm ít tiền hơn. Họ cho rằng thiếu ngủ làm chậm chức năng nhận thức và ảnh hưởng đến khả năng phán đoán.
Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng cho thấy, những người thường tập thể dục kiếm được nhiều tiền hơn. Vì tập thể dục giúp loại bỏ căng thẳng và cải thiện tinh thần. Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sức khỏe.
Vì lý do này, người Do Thái luôn coi trọng việc tập thể dục và thể thao. Họ tin đây là cách giúp đào thải, loại bỏ những tác động tiêu cực của thói quen xấu. Tuy nhiên, việc luyện tập cũng cần dựa vào tình hình sức khỏe của mỗi người và lựa chọn hình thức thể thao phù hợp. Điều này rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe thể chất, người Do Thái tập trung vào việc duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan. Tinh thần lạc quan giúp kéo dài tuổi thọ và mang lại nhiều lợi ích. Bởi vậy, họ biết rằng đối diện với khó khăn và lo lắng sẽ khiến tuổi thọ bị giảm đi. Trong khi tâm tình vui vẻ và lạc quan giúp tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn và sự nghiệp thăng hoa.
3. Đầu tư cho mối quan hệ
Điểm thứ ba của người Do Thái là sự sẵn lòng chi tiền để xây dựng các mối quan hệ. Điều này được phản ánh qua câu ngạn ngữ: “20 tuổi kiếm tiền bằng thể lực, 30 tuổi kiếm tiền bằng khối óc, 40 tuổi kiếm tiền bằng quan hệ.”
Một ví dụ minh họa cho điều này là một nhân viên bất động sản người Do Thái phụ trách việc bán các căn hộ của một tòa nhà. Khi các khách hàng muốn tìm hiểu về dự án, họ thường hỏi chuyện nhân viên bảo vệ đứng cổng.
Nhân viên bất động sản này đã nhận thức được điều này và anh ấy đã xây dựng mối quan hệ tốt với những nhân viên bảo vệ. Anh ấy thường mời họ đi ăn tối và thậm chí tặng quà sau mỗi chuyến đi công tác. Theo thời gian, họ trở thành những người bạn thân thiết của nhau.
Kết quả là, khi có khách hàng hỏi nhân viên bảo vệ về các căn hộ của tòa nhà, họ thường giới thiệu đến anh nhân viên bất động sản. Vì thế anh ta luôn là người đầu tiên được khách hàng liên hệ để được tư vấn.
Thông thường, chúng ta có xu hướng muốn nhận trước khi cho. Tức là chúng ta mong đợi người khác rộng lượng với mình trước và sau đó mới giúp đỡ họ. Thực tế, tư duy này có ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng mối quan hệ. Nếu cả hai bên đều có tư duy như vậy, rất khó để hai người cùng hoà hợp và xây dựng mối quan hệ tốt.
Anh Chi(Tổng hợp)