Tại Khoa Y – Sinh học, Viện Pháp Y Quốc gia, hàng ngày tiếp nhận nhiều trường hợp xét nghiệm huyết thống. Nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười” cũng được ghi nhận tại đây. Một trong những trường hợp ấn tượng, Giám định viên Chu Thị Thủy chia sẻ liên quan đến một người cha có tên là N.M.T, là một doanh nhân đến từ Tây Hồ, Hà Nội.
Ông ta mang theo mẫu móng chân của con trai 18 tuổi cùng với đơn xin xét nghiệm huyết thống. Ông nói khi đưa mẫu: “Khi nào có thể có kết quả nhanh nhất, tiền bạc không quan trọng”.
Trong ngày nhận kết quả, ông bố vẫn giữ phong thái lạnh lùng, nhận tờ giấy hẹn và rời đi. Tuy nhiên, khi lấy giấy thông báo kết quả giám định ADN, khuôn mặt của ông bỗng nhiên đỏ bừng. Ông có vẻ đang sốc khi kết quả giám định xác nhận rằng họ không có huyết thống.
Sau một thời gian im lặng, ông bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình với các nhân viên y tế tại đó. Ông T. kể về chuyện khi hai cô con gái đang theo học cấp 2, ông đã quyết định sinh thêm một đứa con trai, con út trong gia đình. Là đứa con trai duy nhất trong gia đình, ông luôn dành tình yêu và quan tâm đặc biệt cho cậu bé.
Khi con trai tốt nghiệp trung học phổ thông và gia đình ông sắp chuẩn bị cho việc du học tại Australia. Kết quả xét nghiệm sức khỏe tổng quát cho thấy con trai có nhóm máu A, trong khi toàn bộ gia đình ông đều thuộc nhóm máu O. Chuyện này khiến ông T. cảm thấy hoang mang. Ông đã âm thầm xét nghiệm ADN, không nói cho ai biết.
Khi nhận được kết quả không như mong đợi, người bố này suy nghĩ nhiều. Ông phân vân với chuyện giữ bí mật hay tiết lộ sự thật với gia đình. Ông đặt một câu hỏi trực diện lên giám định viên: “Tôi đã 65 tuổi, liệu tôi cần phải vạch trần sự thật về một mối quan hệ lúc đã 20 năm trôi qua, hay nên để mọi chuyện trôi qua và giữ bình yên cho gia đình?”
Chị Thủy, Giám định viên, đã đưa ra lời khuyên và tư vấn tâm lý tâm lý cho khách hàng. Cô nắm vững phần tâm lý của khách hàng. Ông T. bày tỏ tình cảm và sự quan tâm lớn đối với vợ và con cái, sẵn sàng tha thứ để duy trì gia đình hòa thuận. Ông sợ nếu sự thật bị phơi bày, gia đình sẽ tan nát. Sau khi được chị Thủy thấy hiểu và chia sẻ, ông T. đã cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Ba ngày sau, ông quay trở lại phòng xét nghiệm để yêu cầu hủy bỏ kết quả. Ông muốn giấu đi sự thật này mãi mãi. Vợ ông cũng đã thừa nhận sai lầm và xin được tha thứ, bởi họ muốn bảo vệ tình yêu và hạnh phúc hiện tại. Đặc biệt, họ lo sợ rằng việc tiết lộ sự thật cho con cái sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Tuy nhiên, theo chị Thủy, sau khi đã tiến hành xét nghiệm ADN, kết quả này sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của viện và không thể hủy bỏ. Khách hàng chỉ có thể tự hủy tờ kết quả của mình hoặc không đến nhận.
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm không thể thay đổi theo mong muốn của khách hàng. Chị Thủy giải thích rằng mỗi giám định viên ký tên dưới bản kết luận về xét nghiệm ADN đều phải chịu trách nhiệm pháp lý với kết quả mà họ đưa ra. Đạo đức và quy định nghề nghiệp không cho phép họ vi phạm nguyên tắc trong công việc.
Khánh Chi(Tổng hợp)