Hoa xuyến chi
Không chỉ là một loại cây mọc hoang, hoa xuyến chi còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh theo đông y và y học dân gian Việt Nam. Thành phần có trong cây bao gồm kẽm, magie, sắt, photpho, canxi… rất tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy loại cây này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Vì vậy, hoa xuyến chi được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp giúp tăng độ mịn màng và giảm viêm, ngứa cho da.
Ngoài ra, cây còn chứa một thành phần hữu ích là axit phytanic có tác dụng tương tự như retinoids giúp làm giảm nếp nhăn trên da, duy trì và tăng sinh collagen và elastin, kích thích các mạch máu mới. Nhờ những lợi ích này, những người thường xuyên sử dụng tinh dầu cây hoa xuyến chi thường có làn da hồng hào, rạng rỡ, căng mịn và chống lại các dấu hiệu lão hóa.
Lưu ý khi sử dụng hoa xuyến chi:
– Không nên tùy tiện sử dụng cây xuyến chi cho phụ nữ mang thai khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, một số người bị dị ứng với các thành phần trong xuyến chi cũng không được sử dụng dược liệu này làm thuốc.
– Hoa xuyến chi có thể tương tác với một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc các loại thảo mộc khác mà bạn đang dùng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng bất kỳ bài thuốc nam nào.
Chua me đất
Theo nghiên cứu, thân của cây chua me đất có chứa các hoạt chất chính như kali, axit oxalic và kali oxalat. Ngoài ra, cây này còn chứa nhiều vitamin C, B2, caroten và các thành phần khác như axit tartaric, axit xitric, canxi…
Chua me đất thường được tìm thấy ở các vết nứt trên tường, lòng đường và dưới những tán cây lớn bên đường. Loại cây này có tính bình, vị hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Loại cây này cũng thường được dùng làm gia vị tạo vị chua trong một số món ăn.
Chua me đất rửa sạch, sắc uống, hoặc đun khô có thể làm trà uống. Vào mùa hè nóng nực, chua me đất giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm rất tốt cho người bị mụn. Những ai chẳng may bị bầm tím, bầm tím, sưng tấy có thể lấy chua me sao nóng rồi đắp lên vết bầm tím để giảm sưng tấy.
Một số lưu ý khi sử dụng cây chua me đất:
– Cây chua me đất chứa một lượng lớn axit oxalic, đặc biệt là kali oxalate, có thể gây sỏi thận hoặc bàng quang. Vì vậy, những người bị sỏi thận, sỏi bàng quang không nên sử dụng.
– Không dùng liều cao vì oxalat ở liều 20-30 gam sẽ gây độc. Triệu chứng ngộ độc oxalat gây vô niệu, suy thận cấp.
– Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây chua me đất.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu mọc rất phổ biến ở các bãi đất trống ven đường, được dùng làm rau thuốc tươi và khô, bộ phận dùng là toàn cây. Cỏ mần trầu giúp tóc mềm mượt, chống gãy rụng. Đặc biệt, chúng có tác dụng kháng viêm, trị mụn rất tốt. Những người bị mụn, da dầu thường xuyên rửa mặt bằng nước cỏ mần trầu có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, giảm mụn trên mặt. Tắm toàn thân bằng nước này cũng có tác dụng làm hết ngứa da.
Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu:
– Cỏ mần trầu là loại cây mọc hoang, chứa nhiều bụi bẩn cần được rửa sạch trước khi sử dụng
– Tham khảo kiến bác sĩ trước khi dùng
– Thận trọng khi dùng thảo dược cho bệnh nhân mẫn cảm với cơ địa, trẻ nhỏ
– Không dùng dược liệu trong thời gian dài hay lạm dụng loại cây này.
Loan Mạc (Tổng hợp)