Sẵn sàng bỏ thời gian ra chỉ để suy nghĩ
Trong một thị trấn nhỏ ở California, Mỹ có một chàng trai trẻ đam mê viết lách. Anh làm việc cật lực hàng ngày, quyết tâm trở thành một nhà văn tài năng. Tuy nhiên, những cuốn tiểu thuyết người này viết luôn không bán được. Anh cảm thấy đau đầu và quyết định tìm đến linh mục của nhà thờ để hỏi: “Tại sao dù tôi viết suốt ngày đêm nhưng công việc vẫn không tiến triển?”
Linh mục không trả lời trực tiếp, lại hỏi: “Buổi sáng sớm anh làm gì?”
Anh trai cảm thấy bối rối: “Tôi viết tiểu thuyết.”
Linh mục tiếp tục hỏi: “Vậy còn buổi trưa?”
Anh trai trả lời: “Tôi vẫn viết.”
Linh mục lại hỏi: “Vậy buổi chiều thì sao?”
Khi nghe câu hỏi này, anh trai trẻ mất chút kiên nhẫn: “Hằng ngày, ngoài việc ăn ngủ, tôi dành toàn bộ thời gian còn lại để viết tiểu thuyết.”
“Vậy khi nào anh suy nghĩ?” – Linh mục tiếp tục hỏi.
Nhìn chàng trai trẻ không hiểu vấn đề của mình là gì, linh mục kiên nhẫn nói:
“Cái mà anh gọi là chăm chỉ, đơn giản chỉ là sự bận rộn lặp đi lặp lại và kéo dài hàng giờ, miễn là có điều kiện, hầu hết mọi người đều có thể làm được.
Khó khăn thực sự là suy nghĩ, nếu thiếu suy nghĩ, tiểu thuyết sẽ trở nên vô hồn. Nỗ lực mà thiếu suy nghĩ chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.”
Một người làm việc như một cái máy và không suy nghĩ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái tầm thường.
Cay đắng của sự cô đơn
Dương Chấn Ninh, một nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc và đồng thời là người nhận Giải Nobel Vật lý năm 1957 cùng với Lý Chính Đạo, mô tả Einstein bằng một từ: “cô đơn”. Dù cảm thấy cô đơn nhưng Einstein vẫn kiên trì và bước đi trên con đường riêng. Sự đột phá của một người bắt đầu từ sự cô đơn.
Khi Akiyama Toshiki, một chuyên gia chế biến gỗ 32 tuổi, thành lập trường “Chế biến gỗ Akiyama”, ông đặt ra một yêu cầu đặc biệt khi tuyển dụng học viên. Ông thường thực hiện những chuyến thăm bất ngờ để kiểm tra xem người học có thể chịu đựng khó khăn và cô đơn hay không.
Sau khi học viên nhập học, họ ngay lập tức bị “cấm túc”. Quy định của trường là không cho phép học viên tự do ra về và không cho phép phụ huynh đến thăm trừ khi được phép. Thời gian “cấm túc” kéo dài 8 năm.
Akiyama xây dựng một hệ thống giáo dục kéo dài tám năm, miễn phí nhưng học viên phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt: một năm để phát triển các kỹ năng cơ bản của người thợ thủ công, ba năm để thành thạo các kỹ năng do bậc thầy truyền lại và bốn năm để học cách cư xử từ bậc thầy. Tất cả những tương tác xã hội không cần thiết và giải trí vô ích đều bị nghiêm cấm.
Cho đến nay, ngôi trường này đã đào tạo hơn 50 thợ chế biến gỗ có kỹ năng xuất sắc, đang làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bạn có biết rằng những khoảng thời gian một mình quyết định chúng ta trở thành ai.
Lý do khiến tác giả Li Ao trở nên thành công, một phần là bởi tính cách khó gần, ông cho biết: “Tôi sống một mình, không giao du với bạn bè, nhưng tôi rất chăm chỉ và làm việc 16 giờ một ngày”.
Khánh Chi