Trong xã hội hiện đại, đổ vỡ hôn nhân tác động tiêu cực đến tinh thần của đôi bên cũng như ảnh hưởng đến tài chính cá nhân. Khi tình yêu đang thăng hoa, một số cặp đôi giàu có thường trao nhau những món quà đắt tiền như trang sức kim cương và đồng hồ. Tuy nhiên, khi cả hai quyết định “đường ai nấy đi”, một trong hai người sẽ đòi lại những món đồ lấp lánh đó.
Điều này đã xảy ra với nhân vật chính trong bài viết được lan truyền trên mạng khi cô ấy chia tay với người chồng triệu phú. Từ ngày mới hẹn hò, người vợ nhận được những món quà đắt tiền, bao gồm một chiếc đồng hồ Cartier trị giá 210.000 USD, nhẫn kim cương 5 cara (183.000 USD), bộ trang sức (65.000 USD), và túi xách Hermes Birkin (45.000 USD).
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, những món quà có giá trị cao này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng 1%, trong số tài sản hơn 40 triệu USD của cặp vợ chồng. Ngoài ra, họ còn sở hữu một ngôi nhà gỗ trị giá 23 triệu USD và hai chiếc siêu xe của hãng Porsche. Ước tính số tài sản hai người sở hữu có thể vượt qua mốc 50 triệu USD.
Khi kết hôn vào năm 2001, doanh nhân đã có một con gái từ một mối quan hệ trước đó. Sau đó, họ có thêm một cô con gái khác. Hôn nhân kết thúc do người chồng không chung thủy. Mặc dù hiện đã 70 tuổi và đã nghỉ hưu từ lâu, ông vẫn có thu nhập hơn 230.000 USD mỗi năm từ việc cho thuê tài sản và các khoản đầu tư khác. Khi hôn nhân kết thúc, hầu hết của cải đều được chia sẻ từ phần sở hữu chung.
Khi một cặp đôi muốn ly hôn, tất cả mọi thứ sẽ bị “đóng băng”, không bên nào có thể chi tiêu hoặc cất giấu tiền của, ngay cả những thứ đứng tên chồng hoặc vợ. Đó cũng là những gì xảy ra với đồ trang sức và túi xách của người vợ trong vụ việc, mặc dù đây đều là quà tặng từ chồng cô. Người chồng trong câu chuyện mong muốn đòi lại số quà đã tặng vợ từ hồi mới yêu.
(Ảnh minh họa)
Tại tòa án, người phụ nữ đề xuất loại bỏ những món đồ này khỏi danh sách phân chia tài sản vì giá trị của chúng khá nhỏ so với tổng giá trị tài sản chung của cả hai. Thẩm phán xác nhận không phải tất cả các vật dụng trong gia đình đều phải được liệt kê trong danh sách phân chia tài sản. Tuy nhiên, trong tình huống cụ thể này, đồ trang sức và đồng hồ đắt tiền thường được tính vào, trừ khi chúng liên quan đến tranh chấp tài sản lớn.
Ví dụ, trong một trường hợp phân chia tài sản trị giá gần 70 triệu USD, tòa án đã quyết định không tính đến đồ cá nhân của người vợ, mặc dù tổng số đồ đó có giá trị lên đến 600.000 USD (14 tỷ đồng).
Theo luật pháp tại Singapore, vợ và chồng được coi là đối tác bình đẳng. Do đó, cả hai đều có quyền chia sẻ tài sản một cách công bằng. Người làm việc và kiếm tiền chính trong gia đình thường là người chồng – sẽ được nhận một phần tài sản lớn hơn do họ chi trả phần lớn các hóa đơn.
Trong các trường hợp như vậy, tòa án thường chia khoảng 60-70% tổng tài sản chung cho họ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người vợ mất hết mọi thứ. Họ vẫn được nhận một phần tài sản thuộc về mình. Ví dụ, nếu tổng tài sản là 50 triệu USD, 30% sẽ tương đương với 15 triệu USD. Số tiền này vẫn đủ để mang lại một cuộc sống thoải mái hậu ly hôn.
Khánh An