Ai cũng mong có được cuộc sống tốt đẹp. Tuy vậy, cuộc sống của mỗi người đều phụ thuộc vào chính bản thân họ. Muốn có vận mệnh tốt, bạn cần nỗ lực bước đi trên đôi chân của mình. Thường thì, những người có phúc dày, mệnh lớn có cuộc sống suôn sẻ, đều tuân thủ ba “không” sau đây:
Không so sánh
Trên thế giới này, không ai hoàn hảo đến 100 điểm và không có cuộc sống nào hoàn toàn viên mãn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng và đôi khi gặp khó khăn. Đừng luôn luôn so sánh cuộc sống của người khác với của mình. Điều đó khiến bạn tự đánh giá thấp bản thân.
Một tác giả đã từng nói: “Thượng đế không sắp đặt hạnh phúc tập trung vào một ai đó. Có tiền không nhất định có tình yêu, có tình yêu không nhất định có niềm vui, có niềm vui không nhất định có sức khỏe, có sức khỏe không nhất định mọi thứ đều theo ý muốn”.
(Ảnh minh họa)
Nếu liên tục so sánh cuộc sống của mình với người khác, bạn sẽ dễ bị cuốn vào tâm lý phàn nàn và sự so đo. Điều đó khiến bạn quên đi sự bình yên và vẻ đẹp của hiện tại. Cuộc sống là một hành trình tìm kiếm mục tiêu và thực hiện kỳ vọng. Vì vậy, hãy dành thời gian để nhận ra tầm quan trọng của việc biết đủ và trân trọng những điều mình đã có.
Chúng ta có thể cho mình sự bình yêu nhưng không quên nỗ lực, không so sánh quá mức. Hãy tìm ra nhịp độ chính xác cho cuộc sống và phát triển theo nhịp độ bạn cảm thấy thoải mái nhất. Chỉ khi đó, cuộc sống của bạn mới thực sự thoải mái.
Không bỏ qua cơ hội học tập
Dân tộc Do Thái được tôn vinh vì sự giàu có và trí tuệ. Họ được ví như: “Tay trái có của cải, tay phải có trí tuệ”. Tuy nhiên, sự giàu có này không phải là do bẩm sinh, là kết quả của việc tập trung vào giáo dục. Từ khi còn nhỏ, cha mẹ Do Thái khuyến khích con yêu sách và trân trọng tri thức. Họ biết rằng trí tuệ là một kho báu vô giá.
Người có trí tuệ nghĩ ra nhiều ý tưởng kiếm tiền, đó là một đạo lý đơn giản nhưng hiếm được quan tâm. Nhiều người chỉ tập trung vào việc tích lũy tài sản, bỏ qua việc phát triển tư duy và kiến thức cho bản thân. Họ sống trong chiếc hộp tư duy hẹp và không thể tạo ra những kết quả mới lạ và đột phá.
(Ảnh minh họa)
Không tham lam
Lòng tham là một bản năng tự nhiên của con người. Sau khi đạt được mục tiêu nào đó, nhiều người không thể kiềm chế được lòng tham. Họ không thể nhìn nhận thực tế một cách chắc chắn và cuối cùng phải trả giá vì lòng tham vô đáy.
Tham lam, trong trường hợp này, đề cập đến việc yêu cầu và mong muốn những thứ ta thực sự không cần. Lòng tham mang đến nhiều hệ quả tai hại. Giống như ruồi chết vì tham mật ngọt, hổ chết vì tham mồi. Con người cũng vậy, lòng tham lam khiến ta đánh cược ngày càng lớn và mất đi nhiều hơn.
(Ảnh minh họa)
Tăng Quốc Phiên, một trong “tứ đại danh thần” vào cuối thời nhà Thanh, đã trải qua một con đường thăng tiến đặc biệt khi leo lên 10 cấp chỉ trong vòng 9 năm. Ông để lại cho hậu thế không ít triết lý nhân sinh vẫn mang giá trị đến ngày nay.
Xưa kia, khi Tăng Quốc Phiên dẹp loạn, ông cũng nhờ vào việc kiềm chế lòng tham. Ông không để lòng ham muốn công danh lớn làm hỏng đại sự. Ông biết đến giới hạn của mình, đánh khi có thể thắng, rút lui khi không thể. Ông luôn tỉnh táo và biết đâu là điểm dừng. Khi đạt được thành quả, ông chia sẻ với những người dưới quyền. Nhờ giữ được lòng trung chính, ông đã đạt được đại công, trở thành một trong những danh thần có công của nhà Thanh.
Khánh Chi