Nên bôi kem chống nắng trước hay sau serum, kem dưỡng ẩm để có hiệu quả chăm sóc da tốt nhất đang là câu hỏi được không ít tín đồ làm đẹp quan tâm nhất hiện nay. Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Emdep để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!
Tìm hiểu chung về kem chống nắng và serum
|
Serum |
Kem chống nắng |
Khái niệm |
Serum là một dạng tinh chất (hay còn gọi huyết thanh) chuyên đặc trị các vấn đề về da. Serum chứa nồng độ dưỡng chất cao cấp có tác dụng gấp 10 lần kem giúp dưỡng da tối ưu cho làn da. Serum có kết cấu dạng lỏng hoặc gel, dễ thẩm thấu giúp chăm sóc da chuyện sâu và mang lại hiệu quả nhanh cho làn da. |
Kem chống nắng là một loại sản phẩm được sử dụng để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại (UV) từ ánh sáng mặt trời. Chúng chứa các thành phần hoạt động nhằm hấp thụ, phân tán hoặc phản xạ tia UV trước khi chúng có thể thâm nhập vào da. |
Công dụng |
Serum có tác dụng chăm sóc da chuyên sâu và toàn diện hơn các sản phẩm khác như chống lão hóa, dưỡng ẩm và tái tạo da hiệu quả. |
Bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại, ngăn ngừa cháy nắng, tổn thương da và lão hóa da. Phòng ngừa ung thư da do tác động của tia UV. Duy trì làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ xuất hiện nám, tàn nhang và các vấn đề da khác. Ngăn ngừa sự tăng sắc tố da, giúp duy trì làn da đều màu. |
Thời gian sử dụng |
2 lần/ngày và dùng sau bước rửa mặt, toner. |
Dùng hằng ngày ngày và sau tất cả các bước skincare. Sử dụng trong khoảng 2 – 4 giờ. |
Thành phần |
Serum chứa các vi dưỡng chất và khoáng chất cực nhỏ, giúp nó có thể len lỏi sâu vào lớp trung bì và hạ bì để điều trị, phục hồi và nuôi dưỡng da. |
Kem chống nắng hóa học: chứa các thành phần hoạt chất như oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate hoặc octinoxate. Kem chống nắng vật lý: chứa các thành phần hoạt tính titanium dioxide, oxit kẽm hoặc cả hai. |
Kem chống nắng có mấy loại?
Kem chống nắng trên thị trường hiện nay được chia thành 2 loại chính là kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Trong đó, kem chống nắng hóa học là sản phẩm kem chống nắng chứa thành phần chống nắng là các hợp chất hữu cơ, gốc carbon: Oxybenzone, Octinoxate, Avobenzone. Còn kem chống nắng vật lý là sản phẩm kem chống nắng chứa thành phần chống nắng là các thành phần khoáng chất hoạt động: Titanium dioxide, oxit kẽm.
Cách chọn loại kem chống nắng phù hợp
- Nên chọn kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, vì SPF 30 có thể ngăn chặn khoảng 97% tia UVB, trong khi SPF 50 có thể ngăn chặn khoảng 98%.
- Phổ rộng (Broad Spectrum): Chọn kem chống nắng bảo vệ cả tia UVA và UVB.
- Loại da: Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn (da dầu, da khô, da nhạy cảm).
Bôi kem chống nắng trước hay sau serum?
Câu trả lời:Bôi kem chống nắng sau serum. Kem chống nắng luôn là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da. Hay nói cách khác, kem chống nắng sẽ được sử dụng sau serum, kem dưỡng ẩm.
Sau khi bạn đã sử dụng serum và kem dưỡng ẩm, hãy đợi cho đến khi chúng khô hoàn toàn trước khi sử dụng kem chống nắng để đảm bảo hiệu quả tối ưu của kem chống nắng và duy trì sự bảo vệ chống lại tác động của tia UV lên da.
Nếu bạn muốn duy trì hiệu quả, hãy thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 giờ. Đừng quên tuân thủ quy trình chăm sóc da hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi tác động có hại từ ánh sáng mặt trời!
Bôi kem chống nắng vật lý trước hay sau serum?
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp màng chắn mờ đục trên da của bạn giúp ngăn chặn hoặc phản xạ các tia có hại một cách vật lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lớp màng chắn chống nắng vật lý này sẽ không cho phép bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào khác hoạt động hiệu quả trên chúng.
Vì vậy, nếu bạn thoa serum, kem dưỡng ẩm sau kem chống nắng vật lý, các dưỡng chất có trong serum, kem dưỡng ẩm sẽ khó có thể thẩm thấu vào làn da của bạn và phát huy hiệu quả chăm sóc da. Thêm vào đó, việc bôi kem dưỡng ẩm hoặc serum lên trên lớp kem chống nắng vật lý có thể gây ra hiệu ứng loang lổ cho kem chống nắng, làm giảm khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời của bạn.
Thứ tự sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đúng là serum (sản phẩm nhẹ nhất luôn đi đầu tiên), sau đó là kem dưỡng ẩm, sau đó là kem chống nắng vật lý.
Bôi kem chống nắng hóa học trước hay sau serum?
Thay vì tạo ra một rào cản vật lý, phản xạ tia UV ra khỏi làn da của bạn như các sản phẩm kem chống nắng vật lý. Thì kem chống nắng hóa học lại thẩm thấu vào da và hoạt động theo cơ thế hấp thụ tia UV. Sau đó thông qua một phản ứng hóa học, chuyển đổi tia UV thành nhiệt và cuối cùng là giải phóng nhiệt ra khỏi da.
Kem chống nắng hóa học cần thẩm thấu hết vào da mới có thể phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ da. Nên thường được khuyến khích sử dụng trước khi ra ngoài khoảng 20 – 30 phút. Trong khi với kem chống nắng vật lý có thể sử dụng trước khi ra ngoài.
Về thứ tự sử dụng kem chống nắng hóa học trong quy trình chăm sóc da (skincare), các chuyên gia gợi ý bạn có thể bôi trước hoặc sau serum, kem dưỡng ẩm đều được. Tuy nhiên nên ưu tiên thoa kem chống nắng hóa học trước serum, kem dưỡng ẩm. Tạo điều kiện cho kem chống nắng hóa học thẩm thấu hết vào da và phát huy hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
Sau khi thoa kem chống nắng hóa học, bạn đợi khoảng 1 phút trước để kem chống nắng thẩm thấu vào da. Sau đó apply lớp serum và kem dưỡng ẩm như bình thường.
Cách bôi kem chống nắng, serum hiệu quả
Các bước sử dụng sử dụng kem chống nắng, serum và kem dưỡng ẩm trong quy trình chăm sóc da
Cách 1: Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Thoa toner / nước hoa hồng -> Serum -> Kem dưỡng ẩm -> Kem chống nắng (vật lý / hóa học).
Cách 2: Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Thoa toner/ nước hoa hồng -> Kem chống nắng (hóa học) -> Serum -> Kem dưỡng ẩm.
Cách bôi kem chống nắng
Lấy một lượng kem chống nắng vừa đủ, khoảng 1 đồng xu, chấm lên các điểm trên da mặt như trán, mũi, cằm và hai má. Thay vì nặn kem lên tay rồi thoa, chuyên gia da liễu khuyên bạn nên chấm kem trực tiếp lên da và sau đó thoa đều, giúp kem chống nắng được hấp thụ nhanh chóng và đồng đều hơn, đảm bảo hiệu quả bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Cách bôi serum
Lấy một lượng vừa đủ để phủ nhẹ lên toàn bộ khuôn mặt và cổ. Lượng serum sử dụng sẽ tùy theo làn da và sản phẩm mà bạn sử dụng. Thông thường là khoảng 2 lần bơm hoặc một lượng nhỏ tương đương hạt đậu. Với serum dạng nhỏ giọt, bạn có thể sử dụng khoảng 3-4 giọt.
Sau khi lấy được lượng serum phù hợp, bạn có thể bôi serum bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng đầu ngón tay:
- Dùng đầu ngón tay, thoa đều serum lên mặt và cổ một cách nhẹ nhàng.
- Tiếp theo, vỗ nhẹ để giúp serum thẩm thấu đều vào da.
- Tránh kéo da và chà xát quá mạnh để tránh làm tổn thương da và hãy để serum tự hấp thụ sau khi thoa đều.
Cách 2: Sử dụng lòng bàn tay:
- Cho lượng serum vừa đủ vào lòng bàn tay.
- Nhẹ nhàng xoa hai lòng bàn tay vào nhau để làm ấm và kích hoạt thành phần trong serum.
- Ấn nhẹ lòng bàn tay lên da và vỗ nhẹ để serum được thẩm thấu đều vào da.
Nhìn chung, với câu hỏi “bôi kem chống nắng trước hay sau serum, bạn vẫn có thể tuân theo quy tắc bôi kem chống nắng vào cuối quy trình chăm sóc da (skincare). Có nghĩa là bôi kem chống nắng sau serum, kem dưỡng. Tuy nhiên với kem chống nắng hóa bạn cũng có thể lựa chọn bôi kem chống nắng trước serum để hỗ trợ kem chống nắng thẩm thấu vào da và phát huy hiệu quả bảo vệ da tối ưu hơn.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng kem chống nắng
SPF và PA trong kem chống nắng có nghĩa là gì?
Chỉ số SPF (Viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor) là một thông số đo lường khả năng chống tia UVB. Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF thời gian bảo vệ da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút.
Ví dụ:
- Kem chống nắng có SPF là 15 thì thời gian bảo vệ da trong khoảng 15×10=150 phút.
- Kem chống nắng có SPF là 30, thì thời gian được bảo vệ sẽ là 30×10=300 phút
- Kem chống nắng có chỉ số SPF 50 thì thời gian bảo vệ da trong khoảng 50×10=500 phút.
Còn chỉ số PA (viết tắt của cụm từ “Protection Grade Of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng.
Thông thường, chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Cụ thể:
- PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%
- PA++ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 60-70%
- PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt lên đến 90%
- PA++++ có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.
SPF càng cao có phải là càng tốt không?
Quan điểm này không sai nhưng cũng không hẳn đúng. Bởi vì:
- SPF2 ngăn được 50% tia UVB
- SPF15 ngăn được 93% tia UVB
- SPF30 ngăn được 97% tia UVB
- SPF50 ngăn được 98% tia UVB
- SPF70 ngăn được 98,6% tia UVB
- SPF90 ngăn được 98,9% tia UVB
Không có kem chống nắng nào bảo vệ da được 100% trước tia UVB nên chúng ta vẫn nên che chắn làn da cẩn thận trước khi ra ngoài. Hơn nữa kem chống nắng có SPF quá cao đồng nghĩa với việc gia tăng các thành phần và hoạt chất hóa học trên da càng lâu và có thể dẫn tới trình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, da bị tổn thưởng hoặc khiến da nhanh bị lão hóa. Đặc biệt, những da nhạy cảm dễ bị kích ứng, khô da và nổi mụn trong khi hiệu quả không tăng nhiều.
Mùa đông ít nắng thì có nên dùng chống nắng không?
Có”. Bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày kể mùa đông hay mùa hè và cả khi đi xe ô tô, trời râm mát, trời mưa hoặc ngồi trong phòng để bảo vệ da tốt nhất trước những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, khói bụi và ô nhiễm.
Cần thoa bao nhiêu kem chống nắng thì đủ?
Liều lượng sử dụng kem chống nắng chuẩn nhất là 2 miligam(2mg) kem cho mỗi cm² da. Đối với mặt và cổ, điều này tương đương với khoảng một thìa cà phê kem chống nắng.
Có nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 tiếng?
Có, việc bôi kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ là điều hết sức cần thiết để đảm bảo kem chống nắng phát huy hết hiệu quả tối ưu bảo vệ da. Nếu bạn phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong một ngày thì nên thoa kem chống nắng từ 3 đến 4 lần trong 1 ngày để ngăn ngừa tác hại của tia UV đến da.
Nên dùng kem chống nắng hoá học hay vật lý?
Tuỳ vào loại da và tình trạng da của bạn để chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, da mụn thì không nên dùng kem chống nắng hóa học mà nên chọn kem chống nắng vật lý, bởi kem chống nắng vật lý có thành phần lành tính. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với những người có làn da khô, da thường. Tuy nhiên, những bạn cơ thể bị dị ứng với các loại khoáng chất thì cũng không nên dùng kem chống nắng vật lý.
Đối với những bạn hay makeup thì kem chống nắng hoá học sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Bởi kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
- Thoa kem trước khi ra ngoài: Bạn nên bôi kem chống nắng trước 15 – 30 phút để đảm kem có thời gian thẩm thấu và phát huy hiệu quả. Đồng thời, hãy mặc áo dài tay, đội mũ và che chắn cẩn thận để tránh tác động từ ánh nắng mặt trời.
- Dưỡng ẩm trước khi bôi kem: Dưỡng ẩm giúp da không bị khô khi sử dụng kem chống nắng. Bạn có thể chọn kem dưỡng ẩm phù hợp hoặc sử dụng kem chống nắng có tính năng dưỡng ẩm.
- Thoa kem đều và kỹ: Đảm bảo thoa đều kem chống nắng lên tất cả các vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm tai, sau gáy, và tay chân.
- Bôi kem ngay cả khi ở nhà: Tia UVA có thể xuyên qua tường, bê tông và cửa sổ. Vì vậy, bạn cần bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà.
- Bôi đúng cách: Cho kem ra lòng bàn tay, chấm lên da và vỗ nhẹ để kem thấm đều. Tránh bôi theo hình vòng tròn hoặc xoắn ốc để không gây vón cục và nếp nhăn.
- Thoa lại kem chống nắng: Kem chống nắng hiệu quả trong khoảng 2 – 3 giờ. Đặc biệt, nếu bạn đi bơi hoặc vận động đổ mồ hôi nhiều thì có thể sử dụng ngay sau khi bơi xong hoặc vận động. Lưu ý: Bạn có thể chọn kem chống nắng không thấm nước khi bơi lội hoặc chơi thể thao để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da tốt hơn.
- Chú ý khi sử dụng với mỹ phẩm: Nếu bạn sử dụng mỹ phẩm, hãy thoa kem chống nắng sau bước dưỡng da và trước khi trang điểm.
- Kiểm tra hạn sử dụng: Đảm bảo kem chống nắng của bạn vẫn còn trong hạn sử dụng. Kem chống nắng hết hạn có thể không còn hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm: Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất.
Đến đây thì bài viết “bôi kem chống nắng trước hay sau serum, kem dưỡng cũng khép lại rồi”. Mong rằng qua bài viết hôm nay các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc sử dụng kem chống nắng, serum, kem dưỡng trong quy trình chăm sóc da, giúp tận dụng tối đa tác dụng mà từng sản phẩm mang đến. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của mình trên Emdep để có thêm những thông tin hữu ích trong chăm sóc và làm đẹp bản thân, bạn nhé!
Thùy Vân (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích
điểm MyPoint.
Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và
nhận tin
về đọc báo tích điểm sớm nhất