Là một chuyên gia tâm lý được đào tạo tại Harvard, Tiến sĩ Cortney S. Warren nhấn mạnh rằng những người có chỉ số EQ cao thường có ưu thế trong sự nghiệp. EQ, hay trí tuệ cảm xúc, là khả năng nhận thức, quản lý, kiểm soát hoặc truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả. Những người này thường thể hiện khả năng tương tác xuất sắc không chỉ trong mối quan hệ với bạn bè và gia đình, còn với những người xung quanh, giúp họ dễ dàng thu hút sự ủng hộ và thành công cả trong công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng nhận thức được và có những người hoàn toàn không quan tâm đến trí tuệ cảm xúc của mình. Điều này có thể tạo ra ấn tượng không tích cực đối với người khác. Đây chính là đặc điểm của những người có EQ thấp. Nếu bạn thường sử dụng một trong những giọng điệu sau đây khi nói chuyện, có thể bạn đang thể hiện trí tuệ cảm xúc thấp nhưng không hề biết.
Giọng điệu hoài nghi
Người có trí tuệ cảm xúc thấp thường sử dụng giọng điệu hoài nghi để giao tiếp, ví dụ như “Làm sao chuyện này có thể xảy ra được?” hoặc “Đúng là vậy à?”. Giọng điệu này thể hiện sự không tin tưởng và thường gây ấn tượng tiêu cực. Việc sử dụng thường xuyên có thể tạo ra sự khó chịu và làm mất thiện cảm trong mối quan hệ.
(Ảnh minh họa)
Giọng điệu hỏi ngược
Người có EQ thấp thường sử dụng giọng điệu hỏi ngược để chất vấn, thể hiện thái độ không đồng tình, trịnh thượng hoặc coi thường đối phương. Ví dụ như “Cậu không nhớ tôi đã nói với cậu sao?” hoặc “Một việc đơn giản như vậy cậu cũng không làm được sao?”. Những câu hỏi như vậy không nhằm mục đích lắng nghe, thường mang đến sự phủ nhận mạnh mẽ và thái độ khinh thường.
Nếu bạn nhận thấy mình sử dụng những giọng điệu này, có lẽ bạn đang thể hiện trí tuệ cảm xúc thấp. Để duy trì mối quan hệ tốt và phát triển bản thân, hãy xem xét và thay đổi những thói quen này khi trò chuyện với người khác.
(Ảnh minh họa)
Giọng điệu thờ ơ
Trong những tình huống xung đột hoặc cãi nhau, nhiều người thường nói với giọng điệu thờ ơ để tránh việc phải giải thích chi tiết. Một số người thường nói những câu như “Anh nghĩ sao cũng được”. Sự thờ ơ này làm cho đối phương cảm thấy bị lãng quên và khiến cảm xúc tiêu cực bùng nổ.
Giao tiếp là một quá trình hai chiều và việc sử dụng giọng điệu thờ ơ thường diễn đạt sự không quan tâm đến đối phương, tạo cảm giác thiếu tôn trọng và đồng cảm. Vì vậy, việc tránh sử dụng giọng điệu này trong trò chuyện là cách để để duy trì mối quan hệ tích cực.
(Ảnh minh họa)
Giọng điệu ra lệnh
Việc sử dụng giọng điệu ra lệnh thường khiến đối phương cảm thấy không thoải mái, không tôn trọng, dù người nói là ai. Câu như “Này, đưa tài liệu cho tôi” hay “Làm hộ tôi việc kia đi” có thể tạo ra cảm giác bị áp đặt và không tôn trọng. Thậm chí, đây còn là một biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp, cho thấy sự thiếu tế nhị và quan trọng trong giao tiếp. Việc tránh sử dụng giọng điệu ra lệnh là cần thiết để duy trì mối quan hệ tích cực và tôn trọng người khác.
Câu nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nhấn mạnh việc cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp. Việc suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói là cách hay để bạn tránh gây tổn thương cho những mối quan hệ. Việc sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển và thể hiện tôn trọng giúp giao tiếp hiệu quả hơn, thể hiện sự lịch sự và văn minh trong ứng xử.
Khánh Chi(Tổng hợp)