Tiêu tiền cho trí óc
Một câu ngạn ngữ, tôi không bao giờ quên: “Mỗi đồng xu bạn kiếm được là sự hiện thực hóa của nhận thức; mỗi đồng xu bạn mất đi là do khiếm khuyết về nhận thức.” Sự giàu có chỉ thuộc về những người xứng đáng. Những người sẵn sàng đầu tư tiền để nâng cao tri thức và những người chỉ tiêu tiền vào việc ăn uống và vui chơi, số phận và cuộc sống của họ hoàn toàn khác biệt.
Trương Manh, một nhà văn người Trung Quốc với chuyên ngành khoa học và kỹ thuật, ban đầu chỉ có kiến thức bình thường về văn hóa, lịch sử và triết học. Để mở rộng kiến thức, cô đã đầu tư hàng chục triệu đồng để tham gia lớp học lịch sử tại Trường Quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh.
Cô cũng đăng ký nhiều khóa học khác tại Đại học Bắc Kinh, khiến nhiều người cho rằng chi tiêu lớn như vậy cho việc học là không cần thiết. Nhưng chỉ có Trương Manh mới hiểu rằng những đầu tư này không chỉ mang lại tầm nhìn mở rộng, còn nâng cao nhận thức.
Sau đó, cô tham gia Viện Nghiên cứu Từ thiện Quốc tế Thâm Quyến để học về các khái niệm quản lý tiên tiến nhất. Điều này không chỉ làm cho tư duy của cô tiến triển mà còn mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo ổn định, đồng thời sâu sắc hơn về sự phát triển xã hội.
Trương Manh đề xuất “Lý thuyết chiếc cốc”, cho rằng khi công nghệ phát triển, dữ liệu về hành vi con người sẽ được kết nối thông qua Internet. Mặc dù nhiều người chế giễu giả định này, cô đã xây dựng một nền tảng học tập trực tuyến và bắt đầu kinh doanh của mình.
Công ty của cô phát triển nhanh chóng, và cô nhanh chóng trở thành một triệu phú. Giám đốc điều hành Cheetah Mobile, Fu Sheng, từng nói: “Nhận thức gần như là điểm khác biệt cơ bản duy nhất giữa con người với nhau.”
So với sự chăm chỉ và kinh nghiệm, nhận thức là năng lực cạnh tranh cốt lõi của một người. Thế giới trong tương lai là thời đại của “nhận thức là vua”. Hãy làm giàu tâm hồn của bạn, nâng cấp tư duy và cuộc sống của bạn sẽ lên tầm cao mới.
Chi tiền cho hình ảnh của bản thân
Một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard đã phát hiện rằng, trong số những ưu điểm của việc phát triển sự nghiệp lâu dài, hiệu ứng hình ảnh (vẻ ngoài) có sức mạnh gấp 9 lần khả năng của bạn.
Rất ít người muốn khám phá tâm hồn bên trong của một người có vẻ ngoài xuề xòa, không chăm sóc cho bản thân. Hình ảnh của bạn là bước đầu tiên để xác định liệu người khác có sẵn sàng kết nối với bạn hay không. Khi doanh nhân Matsushita Konosuke khởi nghiệp, ông thường bỏ qua hình ảnh cá nhân vì công việc bận rộn.
Một lần, khi ông đi cắt tóc, người thợ làm tóc đã nói:
“Ngoại hình của anh đại diện cho công ty. Làm giám đốc mà trông anh còn tùy tiện như vậy, anh có nghĩ khách hàng vẫn sẵn sàng mua sản phẩm của mình không?” Sau khi nghe điều này, Matsushita cảm thấy có lý và ngay lập tức quyết định thay đổi thói quen xuề xòa, ông đồng thời cũng yêu cầu tất cả nhân viên phải mặc vest.
Hình ảnh chững chạc này trở thành tấm danh thiếp quan trọng của công ty, thu hút nhiều đối tác đến với ông. Có người từng nói: “Dù chúng ta cho rằng việc đánh giá con người qua vẻ bề ngoài là hời hợt và ngớ ngẩn, nhưng mọi người vẫn sẽ đánh giá bạn thông qua trang phục, kiểu tóc, cử chỉ, giọng điệu, ngôn ngữ và các phương pháp thể hiện bản thân khác.”
Con người là sinh vật trực quan và ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra là tấm danh thiếp đầu tiên bạn đưa cho họ. Mỗi khi Elon Musk tham dự một sự kiện quan trọng, vẻ ngoài của anh đều được chăm chút bởi một đội ngũ chuyên nghiệp. Áo đen của Steve Jobs và áo phông xám của Zuckerberg tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất chúng đều được thiết kế đặc biệt.
Chi tiền cho năng lực
Tôi đã đọc một câu tục ngữ mà nói rằng: Đầu tư vào khả năng kiếm tiền quan trọng hơn việc tiết kiệm được 1 triệu USD. Thực tế là, thời đại hiện nay phát triển với tốc độ nhanh chóng, và những kỹ năng đặc biệt hiện có của bạn có thể trở nên lạc hậu trong vòng một hoặc hai năm tới. Nếu không liên tục phát triển khả năng của mình, bạn có thể dễ dàng bị thời thế đào thải.
Một câu chuyện được kể bởi một nhà văn làm ví dụ cho điều này.
A và B, với trình độ học vấn và môi trường gia đình tương tự, sau khi tốt nghiệp, họ gia nhập cùng một công ty nổi tiếng. Sau khi có thu nhập, họ đã có những quyết định khác nhau:
A tiếp tục làm việc chăm chỉ và kiếm tiền nhưng không hứng thú chi tiêu để đầu tư vào bản thân. Ngược lại, B không chỉ đăng ký các khóa đào tạo liên quan đến kỹ năng mà còn mua nhiều sách quản lý khác nhau và khai thác mọi cơ hội học hỏi. Không mất nhiều thời gian, khả năng kinh doanh và kỹ năng giao tiếp cá nhân của B đã phát triển mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 5 năm, B đã thăng chức làm quản lý, với mức lương hàng tỷ đồng hàng năm và quyền cổ đông. Trong khi đó, A vẫn đang mắc kẹt ở cấp cơ sở và đối mặt với nguy cơ sa thải bất cứ lúc nào.
Khánh Chi(Tổng hợp)