Chỉ số cảm xúc hay EQ, là khả năng nhận biết, quản lý, kiểm soát hoặc truyền đạt cảm xúc một cách hiệu quả. Matt Abrahams, giảng viên Đại học Stanford chuyên về hành vi tổ chức và tác giả của cuốn sách Think Faster, Talk Smarter: How to Speak Successfully When You’re Put on the Spot (Tạm dịch: Suy nghĩ nhanh hơn, nói chuyện thông minh hơn). cho biết những người có EQ cao thường có khả năng tương tác tốt hơn không chỉ với bạn bè và gia đình, còn với những người lạ trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.
Theo ông: “Các cuộc trò chuyện đòi hỏi sự đồng cảm và khả năng kết nối với người khác và những người có EQ cao có khả năng làm điều đó một cách xuất sắc.”
Dưới đây là ba nguyên tắc những người có EQ cao thường áp dụng để giao tiếp hiệu quả hơn với mọi người trong những cuộc trò chuyện hàng ngày.
Lắng nghe đối phương một cách chân thành
Những người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thường biết cách lắng nghe và sau đó phản hồi một cách chân thành để tạo cảm giác thấu hiểu cho đối phương. Họ không liên hệ cuộc trò chuyện của người khác với trải nghiệm cá nhân của mình.
Theo Matt Abrahams: “Những người này thường sử dụng các cách diễn đạt để chứng minh rằng “Tôi đã lắng nghe và thấu hiểu những gì bạn nói”. Khi đối phương chia sẻ về kỳ nghỉ gần đây, những người có EQ cao sẽ đặt câu hỏi chi tiết hoặc thể hiện sự quan tâm bằng cách nói “Kể thêm chi tiết đi”. Ngược lại, những người có EQ thấp có thể tự nhắc nhở lại về những trải nghiệm du lịch cá nhân của họ.”
“Phản chiếu” đồng cảm
Sự phản chiếu là việc tự động bắt chước hành vi của đối tác trong các tương tác xã hội. Người có EQ cao thường “phản chiếu” một cách đầy đồng cảm với người khác mà họ đang tương tác. Ví dụ, khi đối tác cảm thấy buồn chán, những người có EQ cao sẽ thể hiện giọng điệu, cử chỉ và thậm chí là ngôn ngữ cơ thể đầy đồng cảm.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể mở lời
Ngôn ngữ cơ thể cũng là một công cụ quan trọng giúp truyền đạt thông điệp tích cực đến đối tác. Theo Abrahams: “Những người có EQ cao thường tạo ra một không khí trò chuyện mở lời và thường xuyên gật đầu phản hồi khi đối tác nói. Họ cũng thường sử dụng những từ ngữ như ‘ừm’ hay ‘Mình hiểu’ để thể hiện sự đồng tình.”
Abrahams còn chia sẻ thêm: “Người có EQ cao sẽ có khả năng hiểu rõ điều gì quan trọng đối với đối tác. Điều này trở nên vô cùng quý giá khi gặp một người lạ trong cuộc trò chuyện, làm cho cuộc nói chuyện trở nên đặc biệt và ý nghĩa.”
Nhận biết tính cách của người khác
Việc phán đoán cảm xúc, nhu cầu và ý định của đối tác là một phương pháp quan trọng để hiểu rõ tính cách của họ. Ưu điểm của người có EQ cao là khả năng nhìn thấu tâm lý và có ý thức xã hội.
Việc sở hữu trí tuệ cảm xúc xuất sắc không tự nhiên làm cho ai đó trở thành chuyên gia giao tiếp. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ đối tác của mình là người như thế nào, chúng ta mới có thể áp dụng phương tiện giao tiếp phù hợp, tạo ra sự thân thiện và thu hút sự quan tâm từ người khác.
Anh Chi(Tổng hợp)