1. Bắt đầu với sự hiểu biết và tự nhận thức
Một trong những bước đầu tiên bạn có thể thực hiện để hiểu sâu hơn về bản thân chính là tự nhận thức. Điều này có nghĩa là tích cực đánh giá hiện trạng của bạn và những gì bạn muốn đạt được.
Bạn là ai? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn thực sự sợ hãi điều gì? Hãy suy ngẫm về vị trí hiện tại của bạn trong cuộc sống và điều gì đã đưa bạn đến vị trí hiện tại. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong 5 năm tới và nơi bạn muốn đi đến trong tương lai.
2. Xác định giá trị cốt lõi
Có bao giờ bạn suy nghĩ xem giá trị cốt lõi của bản thân là gì? Bạn tự nhận xét mình là người như thế nào? Và lý do mình đến thế giới là gì? Một cách thực hành để khám phá tiềm năng của bản thân là xác định các giá trị cốt lõi của bạn. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để tìm kiếm những giá trị tốt đẹp bên trong nếu bạn biết chính xác chúng trông như thế nào và tại sao bạn muốn chúng.
Sử dụng những giá trị cốt lõi này để tạo ra một la bàn tầm nhìn cá nhân sẽ giúp bạn định hướng cho hàng loạt các quyết định trong đời bạn về sau.
3. Hãy tự hỏi bản thân bạn muốn thay đổi điều gì
Hầu hết mọi người đều muốn thứ gì đó mà họ không có. Nhưng việc theo đuổi những gì bạn không có chỉ có giá trị nếu bạn cân nhắc sâu sắc xem bạn thực sự muốn gì và tại sao.
Hãy dành một chút thời gian cho bản thân và suy ngẫm về những gì còn thiếu trong cuộc sống của bạn. Nghĩ những thứ bạn thật sự cần để nâng cao đời sống tinh thần chứ không chỉ riêng đời sống vật chất. Bạn muốn trở thành ai/ở đâu và bạn có thể thực hiện những thay đổi mang tính xây dựng nào?
4. Đặt mục tiêu thực tế
Suy nghĩ sâu nhưng cũng cần nhớ rằng bạn nên bám sát thực tế, đừng phí hoài thời gian vào những mục tiêu bất khả thi. Vì nếu đặt mục tiêu xa rời thực tế, có thể mọi thứ sẽ tệ hơn, gia tăng cảm giác áp lực và hoài nghi về bản thân.
Giữa tất cả những suy ngẫm này, bạn có thể bị cuốn theo những gì thực tế có thể đạt được. Hãy đảm bảo rằng những điều bạn muốn thay đổi đều bắt nguồn từ thực tế và phản ánh những mục tiêu lành mạnh, khả thi.
5. Xây dựng thói quen tích cực
Ngoài các mục tiêu cá nhân , việc xây dựng những thói quen tích cực giúp củng cố khả năng phát triển của bạn cũng rất hữu ích. Một vài người khi được hỏi không biết bản thân có tiềm năng gì, thích gì và giỏi gì, tuy nhiên khi họ thử trải nghiệm một vài thứ mới, xây dựng thêm một vài thói quen mới lại phát hiện “À thì ra đây mới là lĩnh vực dành cho mình”.
Tuy nhiên thử cái mới không hề dễ dàng gì, để tránh “ném tiền qua cửa sổ” thì trước tiên bạn cần làm việc tư tưởng với chính mình trước, tự cam kết rằng bản thân sẽ nghiêm túc để dù không tìm được chút tiềm năng nào vẫn không lãng phí vì vẫn có thêm một bài học/ kỹ năng mới.
6. Luyện tập tự suy ngẫm
Tự phản ánh là một phần không thể tách rời của quá trình tự đổi mới và tìm những giá trị bên trong bản thân. Thông qua các phương pháp chăm sóc bản thân như viết nhật ký và hít thở chánh niệm , bạn có thể hiểu rõ hơn về điều gì đã đưa bạn đến thời điểm này – và điều gì cần phải xảy ra tiếp theo.
Tự phản ánh cũng có thể giúp bạn phát triển trí tuệ cảm xúc, xây dựng tư duy phản biện. Thông qua đó bạn sẽ bước gần hơn đến những giá trị tiềm tàng bên trong chính mình.
7. Hãy thành thật với chính mình
Mặc dù thực tế là tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của nó nhưng sự trung thực có thể là một thách thức. Nhìn sâu vào cuộc sống, bạn sẽ thấy hầu hết những người có cuộc sống khổ sở đều là vì thường xuyên tự lừa mình, dối người.
Thành thật với chính mình có thể buộc bạn phải đối mặt với một số sự thật phũ phàng mà bạn khó có thể thừa nhận. Điều này dễ dàng chạm đến cái tôi bên trong bạn, hãy bình tĩnh và sáng suốt, bạn sẽ vượt qua nỗi sợ. Bởi việc lừa dối bản thân sẽ chỉ cản trở sự phát triển cá nhân của bạn.
8. Nhờ sự hỗ trợ
Khi quá mệt mỏi, đừng ngại nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp mà bạn tin tưởng. Rất có thể họ có một số kiến thức để đưa ra hoặc từng trải qua những khó khăn tương tự, có một người đồng hành bạn sẽ nhân đôi nội lực và đôi khi hạn chế phạm sai lầm hơn.
Trong một số trường hợp, tốt nhất là tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Đừng ngại liên hệ với huấn luyện viên hoặc nhà trị liệu, người có thể hướng dẫn bạn trên hành trình khám phá bản thân.
9. Ở bên những người phù hợp
Có thể bạn không để ý nhưng người xung quanh quyết định rất nhiều về tính cách và tư duy của bạn. Do đó hãy vô cùng cân nhắc lựa chọn những người bạn bè, người thân xung quanh, cũng như chọn lọc các giá trị mà bạn sẽ tiếp thu để thành một phần bên trong mình.
Không phải tự nhiên mà người ta có câu “Gió tầng nào, gặp mây tầng đó”. Bạn sẽ là phiên bản tương tự về mặt tình cảm, sự nghiệp của những người xung quanh. Hãy đảm bảo rằng những người xung quanh bạn đều tử tế, trung thực và cầu tiến. Họ sẽ khuyến khích bạn làm điều đúng đắn và giữ cho bạn vững vàng.
10. Ăn mừng thành công của bạn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy nhớ ăn mừng thành công của bạn, dù là nhỏ hay lớn. Ăn mừng không hẳn lúc nào cũng là những bữa tiệc xa hoa hay chuyến du lịch đắt đỏ, đôi khi sự động viên bản thân chỉ là trích một khoản nhỏ mua món đồ mình thích hoặc tự thưởng cho chính mình một bữa ăn ngon.
Khi nói đến những thay đổi quan trọng trong cuộc đời bạn, mọi cột mốc đều đáng được ghi nhận. Ăn mừng những chiến thắng, dù lớn hay nhỏ, sẽ nâng cao sự tự tin và giá trị bản thân của bạn.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo Betterup)
Ảnh: Sưu tầm