Tục ngữ có câu: “Họa từ miệng mà ra” và “Lời nói đọi máu”. Trên đời này, hầu như ai cũng từng nghe câu này. Nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của câu nói này và làm đúng.
Một số người luôn không thể kiểm soát được miệng của mình. Họ nói bất cứ điều gì họ thích mà không suy nghĩ xem mình có nên nói hay không. Phụ nữ khôn ngoan thường đủ bản lĩnh để nhìn thấu lòng người. Họ biết được rằng họ nên và không nên hỏi câu gì.
Đừng hỏi về quá khứ
Nếu bạn chỉ là bạn bè hoặc đồng nghiệp với ai đó thì không cần biết quá nhiều. Rốt cuộc quá khứ của người ta không liên quan gì đến bạn. Hơn nữa bạn không thể biết được điều gì anh ấy không muốn nghe. Bạn có hỏi cũng vô ích. Điều đó có nghĩa là, câu hỏi bạn hỏi có thể không nhận được câu trả lời, nhưng bên kia để tâm.
Trong trường hợp này, giữa hai người sẽ xuất hiện khoảng cách. Có thể, khi nghe được câu hỏi của bạn, anh ấy sẽ cảm thấy khó chịu. Thành thật mà nói, đừng quá tò mò về những thứ tầm thường, những thứ không liên quan gì đến bạn, những thứ không tạo nên sự khác biệt lớn giữa biết và không biết.
Bất kể bạn kết thân với ai, bạn cần cân nhắc bạn phải rõ ràng về sự khác biệt giữa việc chủ động nói và được yêu cầu, đồng thời phải có lý trí. Đừng hỏi về quá khứ và đẩy mọi chuyện ra xa.
Đừng hỏi về lương của người khác
Hầu hết mọi người đều cực kỳ phản cảm với câu hỏi: “Lương của bạn là bao nhiêu?”
Dù kiếm được nhiều hay ít, đây vẫn là chủ đề nhạy cảm, không phải ai cũng muốn trả lời. Câu hỏi này có thể ảnh hưởng đến tâm trang của người khác. Nếu bạn nghe thấy điều gì mà bạn không muốn nghe, bạn sẽ rất khó chịu, vì vậy bạn sẽ nhanh chóng không muốn kết giao với người như vậy.
Thật ra, với tư cách là một người bạn bình thường, bạn không nên đặt bất kỳ câu hỏi nào về tiền bạc. Cho dù bạn muốn biết, bạn cũng đừng hỏi vì không chắc người ta đã muốn trả lời bạn.
Một người phụ nữ có trí tuệ cảm xúc cao hiểu cảm giác khoảng cách giữa mọi người và sẽ không đặt ra những câu hỏi không phù hợp. Việc bạn đặt câu hỏi này sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu về bạn. Một người càng thông minh thì càng có thể kiểm soát tốt hơn khi trò chuyện với người khác. Càng ít chọc giận người khác, bạn sẽ có càng ít kẻ thù và ít gặp rắc rối.
Đừng hỏi về chuyện gia đình
Mỗi người khác nhau có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Ví dụ, các thành viên trong gia đình khác nhau, điều kiện sống trong gia đình khác nhau và các mối quan hệ trong gia đình cũng khác nhau.
Gia đình của một số người không hòa thuận, một số người là bố/mẹ đơn thân, và một số gia đình gặp vấn đề về tài chính. Tóm lại, cuộc sống của mọi người là khác nhau. Người xuất hiện trước mặt bạn, bạn không biết rõ về anh ta, anh ta cũng không muốn chia sẻ nhiều với bạn, cho nên bạn không cần biết hoàn cảnh gia đình của người ấy.
Ngoài ra, chuyện về gia đình thường rất nhạy cảm, câu hỏi của bạn có thể khiến người đó cảm thấy buồn bã, tủi thân. Chuyện về gia đình có thể là chuyện anh ấy không muốn nói. Tốt nhất, bạn không nên hỏi. Nếu bạn biết tôn trọng người khác, bạn sẽ được người khác tôn trọng.
Khánh Chi/Theo Toutiao