Người hướng nội đang bị “oan” như thế nào?
“Con bé kia cứ suốt ngày thui thủi một mình thôi, chẳng thấy nó đi giao du kết bạn bao giờ.”
“Sao lần nào nó cũng cứ ngồi im lặng, không nói chuyện với mọi người thế nhỉ?”
Chắc hẳn chúng ta đều từng nghe thấy những lời đánh giá như vậy về những người hướng nội. Họ bị nhận xét rằng luôn khép mình, không hòa đồng với tập thể, tự tách mình khỏi đám đông. Hay họ không biết cách thể hiện bản thân, không biết cách nói lên chính kiến. Thậm chí một số người còn bị nói là “tự kỉ”. Những người như họ bị xem là đang phí hoài khoảng thời gian tuổi trẻ, đang tự đánh mất đi cơ hội được trải nghiệm những tháng ngày thanh xuân tràn đầy niềm vui và nhiệt huyết.
Người hướng nội bị nhận xét rằng luôn khép mình, không hòa đồng với tập thể, tự tách mình khỏi đám đông
Tôi có một cô bạn là người hướng nội. Trong những tháng ngày đầu tiên bước chân vào đại học, cô ấy cũng như bao người khác, mơ mộng về những năm tháng thanh xuân với các mối quan hệ bạn bè thân thiết, với những hoạt động thú vị và mới mẻ của các câu lạc bộ. Cô ấy luôn cố gắng tham gia vào các sự kiện chung, những buổi vui chơi với mọi người. Trong các cuộc trò chuyện, thay vì tranh nhau làm người kể chuyện, cô ấy lựa chọn lắng nghe người khác. Thế nhưng chỉ một thời gian sau, bạn tôi chìm trong nỗi hoang mang bởi những lời đánh giá từ các anh chị khóa trên và những người bạn cùng lứa:
“Em hãy hòa đồng hơn, nói chuyện với mọi người nhiều hơn đi.”
“Sao em không thể thân thiện được như các bạn khác? Các anh chị làm thế nào mới làm quen được với em đây.”
“Có chuyện gì thì cậu cứ chia sẻ với mọi người chứ sao lúc nào cũng im lặng thế?”
Họ nghĩ cô ấy là người nhút nhát, trầm tính và không hòa đồng (trong khi trên cương vị là một người thân quen, tôi nhận xét rằng cô ấy rất tươi sáng và hòa đồng, điều cô ấy cần chỉ là thời gian). Và tôi cũng nhận ra, đây là những hiểu lầm muôn thuở của rất nhiều người về tính cách của người hướng nội. Gọi là hiểu lầm, vì tất cả những đánh giá này đều không hoàn toàn đúng!
Đã đến lúc cần người hướng nội cần được “giải oan”!
Nhà tâm lý trị liệu và phân tâm học người Thụy Sĩ Carl Jung là người đã đặt nền tảng cho thuật ngữ “hướng nội”, “hướng ngoại” vào những năm 1920. Hiểu một cách đơn giản nhất về quan điểm của Jung thì, người hướng ngoại đón nhận năng lượng từ môi trường xung quanh, còn người hướng nội thì ngược lại.
Vì lẽ đó mà ta thường bắt gặp hình ảnh những người hướng nội thích các hoạt động đòi hỏi sự độc lập, yên tĩnh; thích có không gian riêng cho bản thân; thích lặng lẽ quan sát thay vì trở thành trung tâm của một bữa tiệc. Nếu cuộc sống giống như một bản nhạc bất tận, thì họ là những nốt nhạc trầm lắng, du dương nhất.
Người hướng nội thích sự độc lập, yên tĩnh, thích có không gian riêng
Những hiểu lầm về tính cách của người hướng nội cùng bắt nguồn từ các đặc điểm này.
Hiểu lầm thường thấy nhất chính là cho rằng, hướng nội đồng nghĩa với nhút nhát, sợ giao tiếp bởi họ quá tĩnh lặng. Vẫn có những người hướng nội sợ giao tiếp, nhưng đó hoàn toàn không phải là tất cả. Họ chỉ muốn biết rõ hơn về đối phương trước khi bắt đầu đi sâu vào cuộc hội thoại, họ thích nghĩ kỹ trước khi nói, thích chú tâm lắng nghe.
Và khi đã quen thân rồi, đôi khi họ lại là những người “nói nhiều” nhất. Không ít lần tôi từng thấy cảnh một người bình thường rất trầm lắng, nhưng khi ở cạnh những người bạn thân mà họ thấy thoải mái, họ lại “thao thao bất tuyệt” về một chủ đề nào đó.
Một hiểu lầm khác đó là cho rằng người hướng nội không thể là nhà lãnh đạo giỏi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng xã hội và tính hướng nội không thực sự liên quan. Không những thế, vì người hướng nội thường thận trọng, kỹ lưỡng và có tổ chức hơn trong việc tiến hành nghiên cứu, đọc, lập kế hoạch và các công việc khác đòi hỏi sự tập trung và bình tĩnh nên họ hoàn toàn có khả năng trở thành những nhà lãnh đạo tài ba nhờ những đặc điểm về tính cách.
Người hướng nội hoàn toàn có khả năng trở thành những nhà lãnh đạo tài ba
Nhiều người hướng nội thích và lãm rất tốt việc dẫn dắt người khác, nói trước đám đông và trở thành trung tâm của sự chú ý. Ví dụ điển hình cho điều này chính là có hơn 10 vị lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới thuộc nhóm hướng nội như Abraham Lincoln, Bill Gates, Gandhi,…
Nhiều người nghĩ hướng nội là phí hoài tuổi trẻ nhưng thật ra không phải vậy. Những người hướng nội không hề hoài phí bất kỳ điều gì. Họ chỉ đang tận hưởng cuộc sống theo một cách riêng. Thay vì vùi vào những cuộc vui tụ tập, những chuyến lượn lờ ăn uống khắp phố phường, họ ưa thích việc dành thời gian một mình đọc cuốn sách yêu thích, lắng nghe điệu nhạc cổ điển du dương hơn cả. Họ tận hưởng thời gian thoải mái nằm xem phim hay cặm cụi nửa ngày trời để hoàn thành bức vẽ mình mong muốn. Những người hướng nội luôn dành ra cho mình một khoảng lặng để tự lắng nghe tiếng lòng, tự đối diện với bản thân. Và họ thực sự sống trong những phút giây yên bình ấy.
Người hướng nội luôn dành ra một khoảng lặng để tự lắng nghe tiếng lòng, tự đối diện với bản thân
Nếu ví thế giới của mỗi người như một chiếc hộp bí ẩn, những người hướng ngoại yêu thích việc bước ra khỏi chiếc hộp ấy để khám phá những điều mới lạ phía bên ngoài. Những người hướng nội lại tìm kiếm được những niềm vui, những điều thú vị bên trong chiếc hộp. Họ cẩn thận nâng niu từng giá trị nhỏ bé trong chiếc hộp ấy, lặng lẽ bảo bọc và trân trọng chúng. Nhưng họ không hề cô độc. Tôi tin sẽ có những người thực sự muốn lắng nghe, muốn thấu hiểu, muốn khám phá những giá trị bên trong những “chiếc hộp” đóng kín ấy. Điều quan trọng là bản thân mỗi người phải học cách trân trọng chính mình.
Nhà soạn kịch nổi tiếng Oscar Wilde từng nói “Yêu chính bản thân mình là bắt đầu cho cuộc sống lãng mạn”. Bởi vậy, những người hướng nội thay vì tự hoài nghi bản thân, hãy chấp nhận sự khác biệt. Hãy tin rằng chúng ta là những sắc màu độc nhất trên bức tranh muôn màu muôn vẻ của cuộc đời. Hãy học cách yêu lấy chính bản thân mình trước khi mưu cầu tình thương hay sự chấp thuận từ người khác. Nếu như không thể thay đổi cách nhìn nhận của mọi người, vậy ta chỉ cần sống cho phút giây hiện tại, sống hết mình theo cách của riêng t
Thu Trang
Ảnh: Sưu tầm