Herbert Samuels – một chính trị gia người Anh đã nói rằng: “Cuộc sống như một tấm gương, bạn cau mày thì nó cũng cau mày lại với bạn, hãy mỉm cười… nó cũng sẽ mỉm cười với bạn”.
Do đó, đôi khi phải nhìn cuộc đời qua những tấm gương để thấy rõ vạn vật, lòng người.
Kính viễn vọng – Mở mắt
Mạnh Tử có câu: “Đăng Đông sơn nhĩ tiểu Lỗ, đăng Thái sơn nhĩ tiểu thiên hạ”, có nghĩa là “Khổng Tử leo lên Đông Sơn cảm thấy nước Lỗ trở nên nhỏ bé, khi leo lên Thái Sơn lại thấy thiên hạ nhỏ bé”.
Suy nghĩ và tầm nhìn quyết định số phận của một người. Nếu chúng ta không đủ “cao”, ta sẽ thấy đâu đâu cũng khó khăn nhưng khi đã đủ “cao”, đủ khả năng và kiến thức ta sẽ hiểu những gì đã trải qua chỉ là tâm thường.
Nếu con người có thể nhìn thấy xa như kính viễn vọng chắc chắn suy nghĩ, quan điểm sống sẽ thay đổi. Nếu bạn muốn đạt được những điều tuyệt vời hãy học cách mở rộng tầm mắt để nhìn nhận vấn đề. Chỉ bằng cách phá vỡ màn sương mù của thế giới, chúng ta mới có thể thấy rõ sự thật của cuộc sống.
Kính hiển vi – thấy rõ từng chi tiết
Trong Đạo đức kinh có viết: “Việc khó trên đời phải làm theo cách dễ, việc lớn trên đời phải làm theo cách nhỏ”.
Tục ngữ cũng dụng ý rằng vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Vì thế hãy tập trung vào các chi tiết, bắt đầu với những điều nhỏ nhặt và mọi thứ sẽ được thực hiện một cách tự nhiên.
Kính lúp – nhìn xuyên qua thế giới
Đỉnh cao của cuộc đời không phải là bạn nhìn thấy bao nhiêu thứ, mà là bạn nhìn thấu được bao nhiêu thứ.
Tầm nhìn dài như thế nào giúp bạn nhìn thấy khó khăn, từ đó quyết định tương lai.
Tầm nhìn rộng thế nào giúp bạn bình tĩnh đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống và bình tĩnh tiến về phía trước.
Độ sâu của suy nghĩ giúp chúng ta có thể vượt qua cám dỗ vật chất, kiên định với chính mình.
Kính râm – bỏ qua tất cả
Những nguòi nhìn thẳng vào mặt trời sẽ bị tổn thương mắt.
Người hiểu rõ và ám ảnh quá lâu sẽ đau khổ, mê muội không thể thoát ra được.
Nhìn thấu là để sáng suốt chứ không phải đi vào ngõ cụt rồi tự làm khó mình. Hãy mang một cặp kính râm, không màng danh lợi vinh nhục, không buồn không vui trước những lời ong mật.
Gương phẳng – nhận ra chính mình
Lịch sử Trung Quốc có một giai thoại nói rằng Nguỵ Trưng không hề kiêng nể Lý Thế Dân, tranh cãi với vua đến đỏ mặt tía tai. Chính vì thế trong dân gian truyền nhau câu: “Lấy đồng làm gương soi có thể sửa y phục cho ngay ngắn; lấy lịch sử làm gương soi có thể biết sự hưng vong của một triều đại; lấy người làm gương soi có thể biết là được hay mất. Ngụy Trưng chính là tấm gương thứ ba”.
Cuộc sống cần một tấm gương phẳng để luôn tự soi mình được và mất. Chỉ có mỗi ngày “tự xét mình ba lần” mới tốt lên, tránh được vấp ngã và đường vòng.
Hay như câu nói: “Biết mình trước, biết mình rồi mới biết người”.
Bởi vì biết người không khó, biết mình mới khó. Chỉ khi bạn thực sự hiểu chính mình, bạn mới có thể thực sự nhìn thấy người khác.
Gương méo – cuộc đời không ai hoàn hảo
Một người thực sự khôn ngoan không bao giờ đặt hạnh phúc của mình dựa vào những vật chất phù du. Có như thế thì ngay cả trong một tình huống khó khăn chúng ta vẫn có thể mỉm cười, bình tĩnh hóa giải vấn đề.
Những người hạnh phúc luôn hiểu cuộc đời không ai hoàn hảo.
Khi bị người khác hiểu lầm, họ mỉm cười cho qua.
Khi đối mặt với thất bại, họ lạc quan.
Khi gặp chuyện không vui, cười với người khác cũng là một kỹ năng được rèn luyện mài dũa qua nhiều nă,
Đối xử với mọi người bằng một nụ cười và thế giới sẽ mỉm cười lại.
Lam Giang (Theo 163.com)
Ảnh: Sưu tầm