Những người thông minh sẽ không bao giờ làm 6 điều này vì nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy, khiến cuộc sống như bị “cản đường” và khó thành công trong sự nghiệp.
Không để ai làm ảnh hưởng đến niềm vui
Khi cảm giác vui vẻ và hài lòng của bạn bắt nguồn từ việc so sánh bản thân với người khác, bạn không còn làm chủ được hạnh phúc của chính mình nữa. Khi những người thông minh cảm thấy hài lòng về điều gì đó họ đã làm, họ sẽ không để ý kiến hay thành tích của bất kỳ ai làm thay đổi cảm giác đó.
Mặc dù khó có thể dập tắt phản ứng của bạn trước những gì người khác nghĩ về bạn, nhưng bạn không cần phải so sánh bản thân với người khác và hãy cố gắng coi nhẹ ý kiến của mọi người. Bằng cách đó, bất kể người khác đang nghĩ hay làm gì, giá trị của bạn đều đến từ chính bản thân.
Không ưu tiên sự hoàn hảo
Những người thông minh thường sẽ không đặt mục tiêu là sự hoàn hảo vì họ biết nó không tồn tại. Con người về bản chất là có thể mắc sai lầm. Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, bạn luôn cảm thấy thất bại dai dẳng và cuối cùng bạn dành thời gian để than thở về những gì bạn đã không đạt được và những gì bạn lẽ ra nên làm khác đi thay vì tận hưởng những gì bạn có thể đạt được.
Không quá nhiệt tình với người mới quen
Với người thông minh, việc giao tiếp cần lộ trình để tiến triển dần dần, chỉ khi tới một mức độ nhất định mới có thể tiến tới mức sâu sắc hơn. Bởi vậy, nếu chỉ chào hỏi vài câu mà trút hết nỗi lòng sẽ không kéo gần hơn được tình cảm mà lại khiến đối phương cảm thấy phản cảm.
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Gibran Kahlil Gibran từng nói: “Nhiệt tình, khi thêm chữ “quá” sẽ trở thành ngọn lửa tự thiêu.”
Nhiều người cho rằng nhiệt tình là thứ giúp kéo gần khoảng cách, nhưng với người thông minh khi tiếp xúc với người không thân thiết, họ sẽ không móc hết ruột hết gan ra giãi bày, tâm sự. Nhiệt tình với họ chỉ nên dừng lại ở mức khách khí, không lạnh lùng, cũng không quá nóng vội.
Không quá tin tưởng tiền bạc với người khác
Trong cuộc sống, nhiều người đem hết tâm huyết giúp đỡ người khác nhưng lại để bản thân nợ nần chồng chất, khiến người thân chịu nhiều oan ức. Đừng bao giờ quá tin tưởng tiền bạc vào một người, bởi lòng người dễ thay đổi, giúp nhầm người sẽ bước vào vũng lầy.
Giúp đỡ người khác là điều rất đáng trân trọng nhưng nếu giúp không đúng người, đúng việc, cuối cùng chỉ là trò cười không hơn không kém. Nên cho người khác cần câu chứ đừng tặng họ con cá. Bạn phải là người tạo cơ hội chứ đừng làm người dọn cỗ sẵn.
Không thăm dò chuyện riêng tư của người khác
Nhiều người rất tò mò, hay dò hỏi thông tin của người khác. Nếu trong công ty có thông tin gì, họ là người biết đầu tiên.
Những người ưa buôn chuyện luôn kể chuyện riêng tư của người khác đi khắp nơi, chêm cả ý kiến cá nhân của họ vào, gây ra sự hiểu nhầm, dẫn đến xích mích, mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp.
Ở nơi làm việc, tốt nhất bạn nên tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người. Cần phải loại bỏ sự tò mò và tập trung vào công việc cá nhân thì hơn.
Không dùng lời nói tiêu cực công kích khi cãi nhau
Dù tức giận tới mức nào, người thông minh không bao giờ dùng những lời miệt thị để công kích đối phương. Họ hiểu rằng khi tranh luận điều gì chỉ nên tập trung bàn bạc sự vật đang đề cập tới, tuyệt đối không “mượn vật chỉ người”, lấy đó làm cái cớ để công kích người khác.
Trong cuộc sống, nhiều bi kịch xảy ra do tức giận nhất thời, không những làm hại người khác mà còn lại hại chính mình. Rất nhiều mâu thuẫn vốn dĩ là vô hại, có thể biến thành chuyện nhỏ và giải quyết bằng nụ cười, nhưng vì tính khí nóng nảy nên lại thành chuyện lớn, thậm chí nghiêm trọng.
Người thông minh hiểu rằng, nếu không biết thể hiện đúng cách, cuộc tranh luận ban đầu sẽ trở thành cuộc cãi vã, tranh chấp cá nhân. Điều này không những khiến cho sự việc không được giải quyết mà còn ảnh hưởng tới quan hệ đôi bên.
Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Linkedin)
Ảnh: Sưu tầm