Phúc là gì? Nhiều người có thể nói rằng giàu có là phúc, có nhà, có xe là có phúc…Tất cả đều là những thỏa mãn về vật chất. Tuy nhiên, trong Phật giáo, sự xa xỉ lớn nhất của một người không phải là vật chất dôi dư mà là may mắn.
Cái nghèo lớn nhất của một người không phải là thiếu tiền, mà là thiếu may mắn. Như câu nói: Nếu bạn được ban phước, bạn không cần quá bận rộn, vất vả. Người có phúc thường sống an nhàn, yên bình. Đức Phật dạy 4 kiểu người này càng về già càng có phúc lộc dồi dào.
1. Người sống rộng lượng, bao dung
Trong đạo Phật thường nói: “Rộng lượng nhiều thì phước nhiều”. Những người chỉ quan tâm đến danh lợi, tiền bạc thì phúc khí quá mỏng. Làm người cần phải biết lựa chọn giữa tiến và lùi. Người có phẩm hạnh cao quý chắc chắn sẽ thu hút được quý nhân giúp đỡ, nhờ đó mà con đường của người ấy ngày càng rộng mở.
Ngoài ra, chúng ta phải loại bỏ “hận thù”, đó là năng lượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người. Việc bộc lộ tính nóng nảy là bản năng và bạn cần kiềm chế điều này. Sự tức giận làm suy giảm khí chất của một người.
Chúng ta hãy noi gương chư Phật, chư Bồ tát, tâm thái độ từ bi hỷ xả, trí tuệ bình thản, không bị ngoại cảnh xoay chuyển thì mới có thể làm được những việc tốt lành, suôn sẻ trong cuộc sống. Tâm hồn càng bình an, cuộc sống sẽ ngày càng may mắn.
2. Những người sẵn sàng chịu thiệt thòi và làm từ thiện
Bạn càng cho gì thì càng nhận được. Không chỉ người giàu mới làm từ thiện, không phải là có tiền mới đi tặng. Đôi khi những điều bạn có thể cho đi không hẳn đã là tiền. Hãy cho đi bất cứ thứ gì bạn có thể cho. Phật dạy cho đi càng nhiều, phúc báo càng nhiều. Những người càng không thích cho đi thì càng nghèo. Muốn cho người khác, bạn không bắt buộc phải tặng tài sản. Dù bạn nghèo đến đâu, một nụ cười nhân ái cũng là công đức rất lớn rồi.
3. Những người có thể chịu đựng gian khổ và làm việc chăm chỉ
Đạo Phật cho rằng không có con đường thoát ly thế gian một cách thụ động, cũng không có con đường mê tín. Chúng sinh muốn thành công thì không được đi đường tắt.
Vận số tốt đẹp đều phụ thuộc vào sự tu dưỡng của bản thân. Con người ta phải chăm chỉ rèn giũa thì mới đạt được thành quả. Khi còn trẻ mà sợ khổ, lười biếng, ham vui thì khi về già sẽ khổ, phước ít. Mọi người cần phải chịu đựng gian khổ ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời. Khi gian khổ qua đi, hạnh phúc sẽ đến.
4. Người tính tình cởi mở, có chí tiến thủ
Đức Phật dạy: Tâm tính càng tốt thì tinh thần càng tốt. Tuổi thích hợp nhất của một người không phải là tuổi thể chất, mà là tuổi tinh thần. Trong lòng càng nhiều lo lắng, phiền muộn thì càng nhanh già đi. Con người càng vui vẻ, hoạt bát, thoải mái khi trong lòng không có chuyện gì, trong lòng không còn sân si, oán hận. Trái tim càng thuần khiết, cuộc sống càng tốt đẹp.
Đừng lo lắng về mọi thứ, mọi thứ sẽ qua đi. Đừng bị ám ảnh về quá khứ, cũng đừng lo lắng về tương lai. Hãy sống cho hiện tại và thích nghi với hoàn cảnh. Phước lành lớn nhất trong cuộc sống là sự bình an và thanh khiết bên trong.
Anh Chi/Theo Sohu