Yêu là một chuyện nhưng cuộc sống sau khi kết hôn lại là một câu chuyện khác với vô vàn những thách thức và vấn đề giữa hai người. Thông tin từ NetEase News (Trung Quốc) cho biết về anh Hà, ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc là một người đàn ông bình thường.
Tuy vậy, anh đã yêu và lập gia đình với một cô gái giàu có. Trong thời kỳ tình yêu, cô gái đã hứa rằng anh ta sẽ không phải lo lắng về việc mua nhà hay chi phí đám cưới. Cô chỉ muốn có một người chồng hiền lành và giản dị. Đối với vấn đề tài chính, cô tự tin mình có thể xử lý.
Tuy nhiên, sau khi bước vào cuộc sống hôn nhân, người đàn ông phát hiện ra mình là như một người ngoài cuộc trong gia đình vợ. Mẹ vợ đã thể hiện sự lạnh lùng và thậm chí cô lập anh. Dù là con rể, anh Hà bị mắng mỏ vì những công việc nhỏ trong nhà. Trong một lần mâu thuẫn, anh bị mẹ vợ đuổi ra khỏi nhà. Điều đáng buồn là cô vợ chỉ đến chạy theo anh để kiểm tra chiếc túi trên tay anh, thay vì giải quyết mọi vấn đề. Điều này đã khiến anh tỏ ra vô cùng thất vọng và buồn bã.
Người đàn ông cảm thấy lòng mình tan nát. Lấy vợ giàu, tưởng yên vị làm “chạn vương” nhưng cuối cùng anh chẳng có được cuộc sống yên bình đáng mơ ước trong ngôi nhà đó. Khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ quan điểm khác nhau. Tuy vậy, họ cho rằng ai cũng nên rút ra bài học cho riêng mình.
Trong tình yêu, mọi thứ thường trở nên tuyệt vời và mơ mộng, nhưng khi kết hôn, cả hai đối tác đều phải đối mặt với thực tế. Chỉ khi hai người có cùng nền tảng gia đình, chung chí hướng và tầm nhìn, họ mới có thể hòa hợp và một cuộc sống hôn nhân êm đẹp.
Hơn nữa, sau đám cưới, nếu vợ chồng không khéo léo về đối nội lẫn đối ngoại, có thể gây ra vấn đề lớn. Vì vậy, không nên nghĩ rằng chỉ có tình yêu là đủ. Trong hôn nhân, cần có nhiều yếu tố khác nữa để duy trì một mối quan hệ lâu dài và viên mãn.
Vì sao đàn ông mặc cảm khi ở rể?
Theo tiến sĩ Khuất Thị Thu Hồng, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), lý do mà hầu hết đàn ông Việt Nam mặc cảm thậm chí sợ ở rể chính là định kiến xã hội. “Con gái theo chồng mặc định là hiển nhiên, còn đàn ông về nhà vợ ít nhiều cũng gặp phải những ánh mắt dè bỉu, bị coi là bất tài”, bà Hồng nói và cho biết thêm ở rể cũng là một trong những định kiến giới mà đàn ông Việt Nam phải chịu đựng.
Năm 2020, ISDS từng khảo sát hơn 2.500 nam giới ở độ tuổi 18-64, sống tại Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa và Hòa Bình. Do mang nặng định kiến giới “đàn ông phải là trụ cột trong gia đình”, gần 1/4 đối tượng tham gia khảo sát thừa nhận họ cảm thấy rất áp lực trong cuộc sống. Trong đó, hơn 80% nam giới cảm thấy áp lực về tình trạng tài chính, 70% không hài lòng với công việc.
Anh Chi