Chúng ta đều muốn được người khác yêu thích nhưng ta không nhất thiết phải chiều chuộng ý kiến bất chợt của họ. Vào lúc này hay lúc khác, hầu hết chúng ta không chống lại được xu hướng làm vừa lòng tất cả mọi người. Vì thế, chúng ta cố gắng cư xử niềm nở, đưa ra nhận xét chính xác và cười vào những thời điểm thích hợp, tất cả chỉ để có được sự chấp thuận của họ hay càng ít kẻ thù càng tốt. Nhưng chúng ta cần phải thận trọng.
Khi quá tập trung vào việc người khác nghĩ gì về mình, ta sẽ cảm thấy mệt mỏi
Việc chúng ta quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác là do trong thâm tâm ta luôn nghi ngờ về bản thân mình. Vì thế, chúng ta trở thành nô lệ cho điều người khác muốn để tăng sự công nhận từ họ và giảm bớt sự chỉ trích. Điều này chỉ khiến bạn càng quan tâm đến cách người khác sẽ phản ứng với việc bạn làm, nó càng tạo cho bạn thêm nhiều bất mãn và khó chịu trong cuộc sống mà thôi.
Mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy cũng sẽ đến lúc nó trở thành một bi kịch! Bạn biết không, có rất nhiều điều mà chúng ta đang mong chờ mình thực hiện như bắt đầu kinh doanh, chế tạo tàu vũ trụ, trở thành một diễn viên hài độc thoại,… Nhưng đại đa số chúng ta lãng quên chúng bởi vì ta luôn lo lắng liệu người khác sẽ nói hoặc nghĩ gì về mình. Cuối cùng, chúng ta hy sinh bản thân và ước mơ của mình để cố gắng xoa dịu những người xung quanh.
Dần dà nó kéo theo nhiều hệ lụy như bạo lực mạng, bạo lực học đường. Trong những năm gần đây, có nhiều em bị bạn học tấn công một cách tàn nhẫn bằng hành động và lời nói trong quãng thời gian dài khiến cuộc sống trở nên u tối, thậm chí không lối thoát. Cái chết hiên ngang trở thành một sự lựa chọn. Người ta cảm thấy tiếc nuối nhiều hơn với sự ra đi của những tuổi xuân còn dang dở, khi bao trang cuộc đời chưa viết, khi bao mộng ước chưa vẹn tròn. Và dù có đau lòng, cái chết cũng nên được tôn trọng.
“Đôi khi, lựa chọn chấm dứt cuộc đời không phải vì buông thả, thiếu trách nhiệm, hèn nhát mà là hành động tuyệt vọng của một nhân cách hiểu rõ mình chẳng thể giành chiến thắng.” – Nhà báo Minh Nguyên.
Thay vì chịu đựng, ta nên dùng thái độ “đón nhận” để sống chung với ý kiến của người khác về mình. Thực tế nhiều khi không được yêu thích lại là một điều tuyệt vời với chúng ta.
Làm thế nào để đón nhận những lời người khác phán xét, chế giễu và nói xấu về chúng ta?
Điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc chúng ta lãng phí cuộc sống để cho phép những kẻ kiểm soát hành động của mình. Trong lịch sử, nhiều người được yêu mến cũng nằm trong số những người bị ghét nhất khi họ còn sống. Jesus Christ, Abraham Lincoln và John Lennon đều bị ám sát vì đã truyền bá thông điệp về tình yêu và sự hiểu biết. Hơn nữa, bị mọi người không thích thực sự là một dấu hiệu cho thấy bạn đang làm điều gì đó rất đáng giá. Vì vậy, tốt hơn hết tất cả chúng ta hãy đón nhận những người tìm lý do để coi thường mình bằng cách:
Ngừng chơi trò chỉ trích
Trước khi bạn có thể bớt quan tâm đến việc người khác chỉ trích mình, bạn phải cố gắng hết sức để ngừng chỉ trích mọi người. Nhận ra hành động phán xét người khác phản ánh sự không khoan dung của chính bạn. Bằng cách tự mình vượt lên trên hành vi ấy, bạn có thể nhận ra ngay từ đầu nó là một điều trẻ con đến nhường nào. Đôi khi, những người không thích bạn có lý do chính đáng để làm như vậy. Sẽ không giúp ích gì nhiều nếu bạn thực sự là một người cứng đầu không chịu thay đổi bất cứ điều gì. Đừng quên giữ thái độ cởi mở với những lời chỉ trích mang tính xây dựng và nhận ra rằng bạn vẫn còn nhiều điều cần học hỏi.
Không kìm hãm khả năng chấp nhận rủi ro của bạn
Bắt đầu làm một số việc mà bình thường bạn không làm vì sợ những gì người khác sẽ nghĩ hoặc nói. Nhảy cuồng nhiệt trong một buổi biểu diễn, tự nguyện phát biểu trong lớp, mặc một thứ gì đó phá cách. Làm những việc nhỏ này giúp bạn bỏ qua nỗi sợ bị phán xét và từ chối là sự giải thoát! Những người khác có thể ném cho bạn một cái nhìn gay gắt hoặc thì thầm một cách ngạo mạn với bạn của họ, nhưng không sao cả. Bạn vẫn ổn và bạn đã làm được. Nỗi sợ hãi của bạn có thể không bao giờ chấm dứt hoàn toàn, nhưng bạn sẽ học được cách bất chấp chúng mới là điều cần thiết hơn. Bạn càng chấp nhận nhiều rủi ro, bạn càng ít quan tâm.
Sống theo những giá trị sâu sắc của bạn
Bạn có biết những gì bạn đang làm dựa theo giá trị nào không? Từ khi còn nhỏ, tất cả chúng ta đều phát triển một dạng lương tâm nào đó. Ta vốn dĩ tự thấy được con đường nào là đúng và sai đối với mình. Bắt đầu nói những gì ta thấy và làm những gì ta muốn. Chúng ta có thể phát triển lòng tự trọng sâu xa bằng cách siêng năng duy trì kết nối với bản thân. Bạn càng cố gắng điều chỉnh hành động của mình sao cho phù hợp với những gì bạn cảm thấy trong trái tim mình, thì bạn càng ít quan tâm đến ý kiến của người khác nói về mình.
Yêu cả những điều tốt xấu của bạn
Nắm bắt thực tế các phẩm chất của bạn – cả lợi ích và khuyết điểm – đều cần thiết cho yếu tố cấu thành nên con người bạn. Thỉnh thoảng hãy dành thời gian để đánh dấu việc bạn đang làm tốt và đón nhận những điểm không tốt về bản thân. Chúng ta đều đẹp và toả sáng với những cách thức khác nhau theo con mắt tinh tường của mỗi người. Thế nên, đừng đo sắc vóc và trí khôn của mình theo ánh nhìn của người khác! Hãy hạnh phúc ngay cả với những điều không hoàn hảo.
“Tôi không quan tâm đến bất cứ lời khen hay chê của ai. Tôi chỉ đơn giản là làm theo cảm xúc của mình thôi.” – Wolfgang Amadeus Mozart
Chúng ta chỉ là nạn nhân của suy nghĩ, ngôn từ và hành động của chính ta mà thôi. Không ai có thể làm điều gì đó với bạn nếu không được bạn cho phép. Mặc dù những lời đàm tiếu này làm bạn cảm thấy thất vọng và đau lòng, bạn phải nhớ nó không thể hiện bất kỳ những gì về bạn nhưng nó thể hiện tất cả về chính con người của họ. Có thể người khác không ưa bạn chỉ vì sự ích kỷ của bản thân họ, họ đố kỵ với bạn, họ cảm thấy thiếu an toàn hoặc có cảm giác bị đe dọa bởi những thành công mà bạn đạt được. “Khi cả thế giới chèn lên đôi vai cậu, hãy nhớ là kim cương được kết tinh dưới sức nặng của rất nhiều ngọn núi.” – Beau Taplin
Đông Miên (Tổng hợp)/ Theo Theshine
Ảnh: Sưu tầm