Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây ra những biến chứng nặng nề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ mắc tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phát triển bình thường cũng rất cao. Do đó, các đôi vợ chồng khi có kế hoạch sinh con cần nắm được những dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này cũng như tìm hiểu về những cách điều trị bệnh tim bẩm sinh.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tim bẩm sinh
1.1 Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh còn được gọi là dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Đây là những dị dạng hình thành trong tim trẻ khi còn ở trong bào thai khiến cho hoạt động và các chức năng của tim bị ảnh hưởng. Căn bệnh này được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
1.2 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tim bẩm sinh
Tỷ lệ mắc bệnh cao cùng mức độ nguy hiểm mà bệnh tim bẩm sinh gây ra khiến cho rất nhiều người có kế hoạch sinh con vô cùng lo lắng. Thế nhưng khi y tế ngày càng phát triển, đặc biệt là kỹ thuật siêu âm thì các bác sĩ có thể phát hiện căn bệnh này ở tuần 18 của thai kỳ.
Ngoài ra, bố mẹ của trẻ cũng có thể quan sát để nhận biết được những dấu hiệu sớm của căn bệnh này. Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng dưới đây, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám:
Khi vừa sinh ra thì trẻ không khóc và da dẻ tím tái. Trong quá trình bú mẹ, trẻ thường ngừng nghỉ thậm chí là bú ít.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, chủ yếu là thở nhanh hoặc khó thở và trên ngực có vết lõm.
- Đối với trẻ được vài tháng tuổi thì dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng hơn. Trẻ thường vã mồ hôi, tay chân lạnh và xanh xao. Có nhiều trẻ còn có dấu hiệu chậm phát triển về cả mặt thể chất cũng như tâm thần.
- Bệnh tim bẩm sinh còn khiến cho nhiều trẻ bị bệnh lý về phổi, thường là nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm phổi.
2. Cách điều trị bệnh tim bẩm sinh
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh tim bẩm sinh, cụ thể như sau:
Điều trị bằng thiết bị cấy ghép tim: Đây là phương pháp giúp trẻ mắc tim bẩm sinh giảm được những biến chứng thường gặp của bệnh. Các thiết bị này bao gồm máy khử rung tim cấy ghép và máy tạo nhịp tim. Với các thiết bị này, nhịp tim của trẻ sẽ được điều chỉnh được nhịp tim trở về bình thường.
- Thuốc: Thuốc được sử dụng để điều trị tim bẩm sinh nhằm mục đích giúp tim hoạt động hiệu quả hơn cũng như ngăn ngừa các cục máu đông gây ảnh hưởng đến nhịp tim bất thường ở trẻ.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật đặt ống thông trong điều trị bệnh tim bẩm sinh giúp đóng và sửa chữa các van hở trên tim đồng thời mở rộng các mạch máu.
- Đặt ống thông tim: Trong trường hợp không cần phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ tục ống thông tim bằng cách chèn một ống mỏng vào các tĩnh mạch ở chân hướng lên tim trẻ để điều trị các dị tật.
- Ghép tim: Ghép tim là phương pháp điều trị phức tạp và hiếm gặp nhất. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như quá trình chẩn đoán và điều trị mà việc ghép tim có thể bắt đầu khi trẻ mới sinh ra hoặc thời gian sau này. Khi tiếp nhận phương pháp điều trị này, trái tim đã mắc dị tật của trẻ sẽ được thay thế bằng trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng phù hợp.
Bệnh tim bẩm sinh dù nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ vẫn có thể thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời để trẻ có thể tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt nhất. Do đó đừng quá lo lắng mà hãy chịu khó quan sát để thấy được những triệu chứng bất thường ở trẻ. Sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này của cha mẹ, vì vậy hãy cố gắng đồng hành và chăm sóc trẻ thật tốt nhé!