1. Khi bạn muốn làm một việc gì đó mà thấy người thân, bạn bè xung quanh đều phản đối, không cho bạn lời khuyên, thậm chí còn chế giễu bạn. Lúc này, bạn phải hiểu rằng không hẳn bạn sai mà họ đang đo lường việc làm của bạn dựa trên nhận thức của họ mà thôi.
2. Khi bạn trò chuyện với người khác trên Facebook, Zalo hoặc các nền tảng mạng xã hội khác, nếu đối phương làm bạn cảm thấy khó chịu và tổn thương, hãy xóa tin nhắn hoặc chặn người đó. Bạn cũng không cần đôi co với những người đó.
(Ảnh minh họa)
3. Nếu ai đó nói rằng: Có thể mang lại cho bạn thu nhập hàng tháng hơn 100 triệu, biến bạn trở thành cao thủ trong 21 ngày…Về cơ bản đây là những lời nói dối, đừng tin nhé. Ngược lại những người nói với bạn: “Tôi sẽ khiến bạn dần trở nên tự tin và sống tốt hơn. Điều này có thể tin được.” Tóm lại, hãy nhớ một nguyên tắc: quá nhanh, quá dễ thành công, thường là lừa đảo.
4. Bạn sẽ buồn vì quan tâm quá nhiều đến ai đó và hy sinh quá nhiều vì ai đó. Bạn sẽ cảm thấy tự ti vì mình không có nền tảng, không kết nối và không có ngoại hình. Bạn có thể phàn nàn vì môi trường xã hội hiện tại quá không thân thiện với bạn nhưng bạn không thể phản kháng hoặc thay đổi nó, bạn chỉ có thể chấp nhận số phận của mình.
5. Bản chất của giao tiếp giữa các cá nhân là cả hai bên đều có giá trị và sau đó giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, rất khó để nhận được sự giúp đỡ từ người khác chỉ dựa trên cảm xúc, khi bạn không có giá trị, bạn không quen biết ai và không ai muốn quen biết với bạn.
(Ảnh minh họa)
6. Khi bạn mới bắt đầu làm một việc gì đó, khi người khác có nói gì, bạn cũng không cần quá quan tâm. Bởi khi làm việc gì, bạn biết rõ mình làm việc đó có tốt hay không. Những người khác chỉ dựa vào ý thức chủ quan của bản thân để đánh giá bạn.
7. Thay vì cố gắng hết sức để lấy lòng người khác, tốt hơn hết bạn nên tìm cách cải thiện bản thân. Khi bạn tặng quà để lấy lòng người khác, có khi người ta sẽ không đánh giá cao bạn mà ngược lại, họ sẽ tự kiêu và coi thường bạn.
8. Khi cư dân mạng lạ mặt nhờ bạn giúp đỡ, đừng nói đồng ý, thay vào đó, bạn nên đưa ra điều kiện với đối phương. Ví dụ, bạn giúp đỡ họ tiền để họ làm việc gì đó thay vì đưa cho họ tiề một cách dễ dàng.
9. Để đánh giá một việc có đáng làm hay không, chỉ cần nhìn vào hai điểm sau: Thứ nhất, vấn đề này có liên quan gì đến bạn hay không? Thứ hai, bạn có thể hoàn thành tốt việc này hay không? Theo nguyên tắc này, bạn sẽ thấy nhiều việc không đáng làm, chẳng hạn như lướt mạng xã hội, uống rượu, chơi game và xem phim truyền hình v.v
10. Cụm từ “ai làm việc chăm chỉ sẽ trở nên giàu có” thực sự không đủ thuyết phục. Nếu làm việc chăm chỉ và có thể giàu có thì sẽ không có người nghèo trong xã hội này. Thực ra đó là: Làm việc chăm chỉ + hướng đi đúng đắn + được quý nhân giúp đỡ + nắm bắt thời cơ = làm giàu.
Anh Chi/Theo 163